© VIỆT VĂN MỚI

TÁC GIẢ & TÁC PHẨM


Vài Ý Nghĩ Về Lối Viết
Truyện Ngǎ́n Của Ngô Phan Lưu

N ói về một người mà ta chỉ quen biết sơ qua là một chuyện hết sức mạo hiểm ; nhưng ở đây tôi sẽ chỉ nói về cách xây dựng và lối viết của anh thì chǎ́c sự mạo hiểm ấy được giảm thiểu ít nhiều. Sau đây, bạn đọc cũng như tôi, chúng ta cùng nhau khám phá chân dung Ngô Phan Lưu qua những truyện ngǎ́n của anh đǎng rải rác trên báo chí trong nước và mới đây, trên vài trang web hải ngoại, bǎ́t đầu (nếu tôi không nhầm) bǎ̀ng Viet-studies của ông giáo sư kinh tế tại một đại học Mỹ, ông Trần hữu Dũng và sau đó, trên Diễn đàn. Như vậy việc làm của chúng ta sẽ khách quan và minh bạch chǎ̉ng tình riêng tình chung gì cả.

Dù sao, cũng nên khai ra đây trong trường hợp nào tôi làm quen với Ngô Phan Lưu (NPL) : đó là dịp Tết 2005 khi tôi về thǎm nhà, được một ông cháu giới thiệu, chúng tôi nói chuyện với nhau. Chuyện lǎng nhǎng không dính dự gì với vǎn chương chữ nghĩa nhưng sau đó anh tặng tôi cuốn truyện mới ra mǎ́t, Người không giǎng câu kiều, do Hội Vǎn học nghệ thuật Phú yên hỗ trợ kinh phí và xuất bản (đáng khen cho hội có con mǎ́t tinh đời). Cuốn truyện không quá 140 trang kể cả bìa lẫn bài bạt (do bà thạc sĩ Nguyễn thị Thu Trang viết) mà gói ghém đến 18 truyện ngǎ́n khiến cho kẻ cầm cuốn sách (mà chưa kịp đọc) lấy làm thǎ́c mǎ́c tự hỏi liệu có đủ chỗ cho ngần ấy tâm tình ? Tôi không nói quá đáng đâu : từ những xây dựng mang tính ngụ ngôn ẩn dụ (́ Bí phương công bố) đến cách bày tỏ tâm tình kín đáo lãng mạn (Nhạc Trầm My) rồi qua những nét chấm phá, những hoạt cảnh của lối sống làng quê, những bǎn khoǎn của tâm tình phút chốc xao động (Sóng bạc đầu) đâu đâu ta cũng thấy cách nói-rất-nhiều-mà-lời-rất-ít của anh Lưu. Không nên lấy làm lạ. NPL tự cho mình là một nông dân quê mùa nhưng thực chất anh là một kẻ hết sức hiện đại. Anh thừa sức chạy kịp thời thế. Ngày nay làm gì người ta cũng muốn làm cho gọn, cái đĩa hát trước to như cái bánh tráng bây giờ thu gọn trong lòng bàn tay ; chưa bǎ̀ng lòng, người ta còn sản xuất những chiếc khóa (clé USB) nhỏ xíu mà chứa hàng nghìn bản nhạc, hàng trǎm trang viết vậy thì 140 trang giấy của NPL chǎ̉ng bǎ́t kịp tinh thần của xã hội công nghệ hôm nay sao ?

Mỗi người Việt Nam hình như đều mang một chút tâm hồn của người nông dân vì xã hội ta cǎn bản là một xã hội nông nghiệp (hiện có thể có những người VN không mang tâm hồn nông dân, những kẻ sinh đẻ ở nước ngoài hay lớn lên ở nước ngoài). Tôi không biết NPL cầm cày được bao lâu nhưng tôi nghĩ anh có quyền tự cho mình là nông dân (trái lại việc anh theo ban triết ở đại học vǎn khoa Saigon thì anh lại lờ đi không nhǎ́c đến), cũng như rất nhiều kẻ trong chúng ta có thể tự nhận là nông dân, ít ra là trong một thời điểm nào đó. Chất nông dân bàng bạc trong truyện NPL, chưa chǎ́c bởi anh là nông dân mà có lẽ đó là nơi anh tìm được nguồn cảm hứng cho phép anh đào sâu vào tâm hồn con người, con người chơn chất giản dị nhưng không phải là không có chiều sâu, cái mà Hồ Trường An gọi là vǎn chương miệt vườn. Hiện nay nguồn cảm hứng này được tìm thấy rất rõ trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư với khung trời miền nam kênh rạch thuyền tam bản cây tràm cây đước ; trong NPL khung cảnh thiên nhiên thiếu bản sǎ́c có lẽ tại thiên nhiên miền trung không có nét đặc trưng nhưng lối sinh hoạt thì rõ ràng không lẫn đi đâu được. Ngôn từ dùng trong đối thoại của anh tuy không "rặc" giọng miền Phú yên-Bình định nhưng đây đó chúng ta bǎ́t gặp những đặc ngữ mà chỉ nhờ chỗ chúng ta là người Việt Nam nên chúng ta nǎ́m bǎ́t dễ dàng ý nghĩa dù chưa hề nghe (và cũng không thể tìm thấy trong tự điển) bao giờ. Nhưng nguồn vǎn chương gọi là miệt vườn không chỉ được biểu hiện ở hai tính chất trên đây ; nó bàng bạc trong không khí, trong cách xử sự của từng nhân vật, lối suy nghĩ, cùng là hành động của họ nữa. Tâm tình của người dân quê khác thế nào với con người thị thành ? Không có khoảng cách nào ghê gớm, con người nào thì cũng chỉ là con người với yêu ghét giận hờn tị hiềm hǎ̀n oán nhưng người dân quê thǎ̉ng thǎ́n biếu lộ chúng không cần che dấu trong khi người thành thị có cách xử sự "tinh vi" hơn, dù vậy chỉ khiến ta thêm một ít ác cảm thay vì ngược lại. Đó là lý do cho ta thú vị khi nghe NPL kể chuyện làng xóm anh, từ lão Lạng ngâm thơ chǎ́p vá kiểu Sao anh không về chơi thôn Vỹ/Lác đác bên sông chợ mấy nhà/Kìa ai chín suối xương không nát/Thương nhà mỏi miệng cái gia gia vẫn khiến chú Dà̀nh cảm xúc khóc muồi ; đến cụ Phiệt đầy từ tâm thương con mèo có tật hay bǎ́t gà ngại nó bị anh con đập chết đã chịu khó ôm mèo đi vất bỏ một nơi thật xa hy vọng nó không còn trở về nhưng mặc cho sự chịu khó của cụ, con mèo vẫn dại dột tìm về nhà và bị anh con giết chết đúng vào lúc cụ trở về mệt nhoài sau một đêm cuốc bộ ; từ chuyện xích mích láng giềng giữa ông Đức và chú Lẫm vì đôi ngỗng đến chuyện bộ rǎng của ông Rǎng ; từ chuyện con Ná có hành vi bí hiểm khiến dân chợ Bái e dè nể mặt đến tính háu ǎn và ác (chút chút) của bốn Giò… những vụn vặt ti tiểu đó trở thành những màn kịch được trình diễn hàng ngày một cách tự nhiên, sống động trên trang sách của anh và (chǎ́c là có thật ) trên sân khấu cuộc đời. Người ta có cảm tưởng trước khi hạ bút NPL đã tỉ mỉ đóng khung không gian và thời gian cho đề tài sǎ́p viết. Phần nhiều các mẫu chuyện của anh được giới hạn một cách rít róng hạn hẹp như vậy khiến ta tức anh ách nhưng về sau thấy anh xoay trở tài tình quá ta đâm khoái. Tôi lấy một thí dụ, câu chuyện có tựa đề Sự việc trong vài phút (trong Người không giǎng câu kiều, trang 80). Không gian : mảnh đất khô ngoài vườn ; thời gian : buổi sáng, có lẽ còn trong mùa hè vì chưa có mưa và chưa cần chuẩn bị đất để trồng trọt ; nhân vật : vợ chồng nông dân ; sự việc xảy ra : người vợ trên đường về chợ gần đến nhà nghe tiếng chồng đang quát tháo đánh đập con bò cái gầy còm vì đang phải nuôi một con bê con. Chuyện chỉ có thế nhưng từ hành động đánh đập con vật, tác giả đưa ta tìm dần vào tâm lý của người chồng ganh tị, tủn mủn, hành hạ con vật một cách vô lý để trả thù (?) một mảnh tình cảm mất mát (vợ tỏ ra ưu ái thǎ̀ng Rao vì nó hiền và tốt). Hậu quả : anh chồng gặp sức đối kháng (tiêu cực) của vợ và (tích cực) của con chó Ki. Kết cục buối sáng yên ǎ́ng theo cơn uất nghẹn của người đàn bà khi chị chứng kiến cảnh chồng hành hạ con bò và cũng buổi sáng ấy bổng trở nên ồn ào nhộn nhịp khi chị thở phào vì sự việc đã kết thúc. Chǎ̉ng phải đó là một vở kịch gồm hai hồi một cảnh ư ?

Lạ lùng là hồi trước các nhà vǎn thường giữ giọng điệu nghiêm trang, đôi khi lại còn làm ra bi thảm để bǎ́t người đọc chảy nước mǎ́t mới nghe ; ngày nay người ta có khuynh hướng ngược lại, họ ưa nhìn sự việc -dù bi thảm đến đâu đi nữa- qua nụ cười. Chất hài hước trong cách kể chuyện của NPL là loại "cù không cười". Dù hầu hết mọi người viết truyện đều tìm cách chọc cười người đọc, nhưng có kẻ kể vui và dường như cùng xuề xòa há miệng cười với người đọc, lại có kẻ như NPL, giữ khuôn mặt nghiêm trang và còn làm ra bộ ngạc nhiên khi thấy người khác nhoẻn miệng ; đôi khi anh cũng chọc cười bǎ̀ng lối châm biếm khá nặng tay, chǎ̉ng hạn trường hợp diễn tả hình tượng đối nghịch của hai ông cụ già trên một chuyến xe đò, một xuề xòa và một bǎ̉n tính. Đối với cụ bǎ̉n tính (rõ ràng là anh không ưa) chỉ cần mấy chữ là anh cho cụ đo ván : “Có lẽ, do lǎn lộn nhiều, con người đã co cứng lại, cố thủ trong lô-cốt thân xác, sǎ̃n sàng nhả đạn” (Cảm tính trong Người không giǎng câu kiều, trang 108). Bi thảm đôi khi cũng được diễn tả dưới hình thức của những câu vǎn ngǎ́n, lạnh lùng : trong Cơm chiều anh kể chuyện một gia đình có bảy miệng ǎn, sau đó thiếu mất một với lý do là đương sự (kẻ vǎ́ng mặt trong hộ khấu) vì thèm ǎn bánh nậm quá một hôm nghe cháu trai báo là có bánh bà lật đật bước ra thềm cao, trượt chân té xuống sân, đầu va vào đá, NPL hạ một câu : …gãy chân, móp đầu, ba ngày sau “đi”. Bánh nậm vĩnh viễn chưa ǎn. Các nhân vật được NPL chọn có hơi khác thường, nhưng dù khác thường mà vẫn gần gũi, rất gần gũi với chúng ta, điều đó nhờ ở tài quan sát và diễn tả sǎ́c bén. Sự sǎ́c bén càng nổi bật hơn nhờ cách viết ngǎ́n, gọn. Tôi tin không có cách so sánh nào hơn là với công việc làm của anh biên tập quảng cáo. Để tranh giành thị trường, ngày nay nhà sản xuất hàng hóa đặt công tác quảng cáo lên hàng đầu. Trên báo chí, trên các hệ thống truyền hình, truyền thanh, người biên tập viên có nhiệm vụ nặn óc gói ghém mọi lý luận đế thuyết phục kẻ tiêu thụ chọn hàng của mình, với chỉ một giòng chữ trên báo hoặc vài chục giây đồng hồ trên kênh truyền thanh truyền hình. Chọn lựa hình ảnh nào, ý tưởng nào để chỉ cần trong khoảnh khǎ́c ngǎ́n ngủi, hình tượng ấy lý luận ấy lay chuyến được lòng bà nội trợ chọn loại thuốc rửa bát của hãng ta mà không thèm nhìn đến sản phẩm có khi còn tốt hơn của công ty bên cạnh ; làm thế nào để em bé phải chèo chẹo vòi bố mua làm quà con rô-bô hiệu này chứ không phải hiệu kia. Tôi phục sát đất tài nghệ cúa những tay tài ba ấy, chǎ̉ng hạn khoảng vài mươi nǎm trước có hãng sản xuất quần áo kêu gọi rǎ̀ng cuộc đời ngǎ́n ngủi lǎ́m tại sao phục sức buồn bã ; một hãng khác quảng cáo bao không khí an toàn trên xe hơi(airbag) phòng tai nạn, trưng hình ảnh đứa trẻ sơ sinh nǎ̀m ôm vú mẹ và chua bên dưới câu nhǎ́c nhở : bạn còn nhớ cảm giác yên ấm ấy chǎng ? Cứ như là thơ haïku ! Tương tự cách mô tả nhan sǎ́c đàn bà kiểu NPL : mǎ́t biển khơi, cổ rǎ́n lãi, tai lá mít, đít lồng bàn !

Tôi không mong ước đọc truyện dài của NPL ; nói cách khác, nếu có một ngày anh nghĩ đến việc viết truyện dài, chǎ́c chǎ́n anh phải thay đối kỹ thuật viết. Những ưu điểm của ngǎ́n gọn, “compact”, chǎ́c nịch, sít sao ấy sẽ làm cho anh gặp khó khǎn trong lối viết khác đòi hỏi dàn trải dài hơi. Tuy nhiên anh đang trong thế thượng phong không lý anh rời bỏ để đi khai khẩn những vùng đất lạ. Nhưng biết đâu đấy ? Nguyễn Ngọc Tư dạo này xoay sang viết tạp vǎn nhiều hơn nhưng ở cô Tư chúng ta đọc tạp vǎn cũng thú vị như truyện. Nhǎ́c đến Nguyễn Ngọc Tư tôi thấy tiếc cho anh Lưu vì anh chưa được nhiều người biết tới, mặc dù anh cũng nhận được nhiều giải thưởng : giải thưởng nǎm 1999 của tạp chí Tài Hoa Trẻ dành cho những cây bút gọi là tài hoa ; giải thưởng báo Tiền Phong trong cuộc thi sáng tác vǎn học Tầm nhìn thế kỷ, và mới đây anh nhận giải nhất sáng tác vǎn chương 2006-2007 của báo Vǎn Nghệ. Mong rǎ̀ng với những khích lệ như đã kể trên Ngô Phan Lưu sẽ hǎng hái đi xa hơn nhờ gói hành lý gọn nhẹ của anh.

______________________________________________________________________

ĐẶNG ĐÌNH TÚY

TRANG CHÍNH THƠ & NHẠC CHUYỂN NGỮ TRUYỆN NGẮN BIÊN DỊCH HỘI HỌA ÂM NHẠC KỊCH NGHỆ ẤN PHẨM NHẬN ĐỊNH BIÊN TẬP