TÁC GIẢ
TÁC PHẨM







Sinh: 17.7.1960 ( 24.6 Canh Tý)
Tại : Trần Xá, Văn Cẩm, Hưng Hà, Thái Bình
Hiên ở tại : Phường Phú Khánh- TP Thái Bình - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
- Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình

Các giải thưởng:
- Giải Nhì cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ năm 1989- 1990
- Giải C của Uỷ ban Trung ương liên hiệp Văn học nghệ thuật, 1993 cho tập thơ: Con chim thiêng vẫn bay
- Giải Nhì của Uỷ ban Trung ương liên hiệp Văn học- nghệ thuật, năm 2002 tập truyện ngắn Ma Ngôn
- Giải nhì cuộc thơ do nhóm thơ Thanh Xuân Hà Nội tổ chức năm 1992
- Giải khuyến khích cuộc thi âm nhạc trẻ do nhà hát tuổi trẻ tổ chức năm 1992.

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN :

- Con chim thiêng vẫn bay ( thơ),1992
- Tháng mười thương mến ( Thơ), 1994
- Trước ngôi mộ thời gian ( Thơ),1995
- Gọi làng( Thơ),1999
- Cầm thu ( Thơ), 2002
- Ma ngôn( truyện ngắn), 2002
- Khúc thương đau ( Thơ), 2006
- Thơ hay- một cách nhìn( Bình thơ- sắp xuất bản)





THƠ

DU CA

ÁNH TRĂNG

HY VỌNG





BIÊN LUẬN

THƠ HAY - MỘT CÁCH NHÌN - TRÈO LÊN CÂY BƯỞI HÁI HOA




TRUYỆN

QUYỀN VÀ ĐỨC

CỔ TÍCH XƯA VÀ NAY














Tranh của cố họa sĩ Tạ Tỵ.








CỔ TÍCH XƯA VÀ NAY

Truyện Một

Về Gióng, thuở mới ba bốn tuổi đ ã không ít chuyện kháo truyền thêu dệt. Việc Gióng biếng nói biếng cười cũng được xem là sự lạ, mọi người nhìn Gióng ngỡ ngàng suy đoán bao điều.

Mẹ Gióng nhớ lần đang mải xay thóc bị Gióng đùa nghịch quẩn chân, bà mắng đuổi. Gióng cười và chợt vịnh thơ: "Ngoài bốn phương dựng nổi sơn hà - Trong một cột chống cùng trời đất..." ý thơ đầy chí khí, như có thần ứng. Bà mẹ mừng thầm. Nhưng với trái tim một người mẹ nghèo, bà mừng hơn thấy Gióng là đứa bé có sức vóc, dễ nuôi. Ngủ bên bà đêm đêm Gióng vẫn thường nũng nịu đòi sờ vú mẹ.

Ngày Gióng tới tuổi trưởng thành gặp lúc nước nhà lâm hiểm. Gióng hăng hái đầu quân giết giặc. Toàn dân phất cờ dấy nghĩa. Gióng được nhân dân suy tôn là tráng sĩ và giao cho chỉ huy một đạo quân. Thần khí quân dân nổi như nước cuốn. Gióng trong thế trận nhân dân bỗng lớn lên, uy danh dũng khí lạ thường. Quân tướng một lòng, nhân dân trợ sức đạo quân Gióng đánh đâu thắng đấy. Giặc gặp đạo quân Gióng ngỡ gặp thiên binh, có khi chưa đánh đã tan. Gióng cùng ba quân truy đuổi giặc về tận chốn biên thùy. Roi sắt gẫy Gióng nhổ tre ngà làm vũ khí.

Phong Châu được giải phóng. Ngày toàn quốc ca khúc khải hoàn đến gần. Song điều đau thương lớn đã xẩy ra, trong trận giáp chiến cuối cùng Gióng bị trúng tên độc của giặc.

Tướng sĩ mang quân trang áo giáp sắt, nón sắt cùng những đoạn roi sắt gẫy của Gióng về cho cha mẹ Gióng. Người cha hỏi: "Phút cuối Gióng ra sao?" Tướng sĩ thưa: "Vẻ mặt của tướng thanh thản. Khóe mắt ngời lệ long lanh". Người cha bảo: "Tướng mà có lệ tình là tướng tốt!" Đoạn hỏi tiếp: "Gióng có dặn gì không?" Thưa: "Chủ tướng nhủ, họa của non sông không chỉ ở giặc ngoài, còn ở nơi triều chính". Người cha gục đầu ngẫm nghĩ rồi bảo: "Đó là lời của thiên tướng. Của lịch sử". Mẹ Gióng thì khóc ngất, gọi: "Từ nay ai cày ruộng, ai chẻ củi nhóm bếp cho mẹ, Gióng ơi!"

Sau Gióng được nhân dân suy tôn là bậc thánh tướng, hiệu Phù Đổng Thiên Vương và đặt truyện (có thần thoại hóa) nhằm làm gương truyền dạy cho con cháu đời sau.

Truyện Hai

Đạo quân Gióng chỉ huy phối hợp cùng các đạo quân khác đánh tan giặc, thu non sông về một mối. Gióng về Phong Châu cùng quân dân thiết lập triều đại mới. Do có công lớn, Gióng được phong vương.

Buồn thay. Triều đại mới, các vương công, quan tướng dần cũng sa vào bả vinh hoa, hưởng lạc. Lệ luật sai trái, thuế khóa nặng nề lại được bày đặt nhằm bón rút của dân. Nhân dân lâm vào cảnh khổ nghèo không khác mấy so với các triều đại trước. Tiếng sầu oán lại dậy khắp ngang cùng ngõ hẻm.

Mẹ Gióng khuyên: "Con vốn là con nhà nghèo, là kẻ dân quê áo vải. Trước đây nhà ta khổ nghèo cũng là do bọn quan lại đè nén, tham nhũng. Bọn quan ấy không biết đời con dân. Tưởng con đ• thấu! Sao nay nhìn dân bị đẩy vào kiếp sống xưa, con vẫn a dua thói bất công, hưởng lạc?" Gióng trầm ngâm một hồi lâu, rồi đáp: "Vương tướng thường sướng. Lẽ đời vốn vậy chăng!"

Biết không đổi được ý con, và biết con bà cũng khó sống khác được lẽ xác lập quan - dân xưa nay. Trái tim người mẹ - người dân lành đau đớn, xót xa. Bà không yên lòng cùng con hưởng vinh hoa phú quý. Ngẫm cảnh xưa, nhà gianh vách đất, trống trải gió lùa mưa dột, quần manh áo vá, rau cháo nuôi con cực khổ trăm bề. Phần nhờ có tình làng nghĩa xóm đùm bọc, sẻ chia mới vượt qua được, nuôi con lên người. Nay con bà làm vương tướng sang giầu, xét gạn gùng vẫn không ngoài sức dân, không ngoài bàn tay kẻ lao động sương nắng đắp bồi. Càng nghĩ lòng người mẹ càng thêm day dứt lo âu như đi trên băng mỏng, ngồi trên lửa dữ. Xa xôi hơn, lớn lao hơn ngẫm vận thịnh suy thành hoại của non sông lòng bà càng thêm bội phần kinh h•i.

Từ ấy, sống trong tinh thần, tâm lý vậy mẹ Gióng mình như xác ve qua hạ đợi tàn.

Dân Phong Châu truyền rằng, đám tang mẹ Gióng được tổ chức linh đình lắm. Khi hạ huyệt những chiếc trống đồng rung lên vĩnh tiễn, người dân thấy trăm cánh chim Hồng Lạc hóa thân từ thân trống bay lên dập dìu quanh Gióng. Mầu chim đỏ như máu. Thoáng chốc Gióng cũng hóa thành một giải máu hồng tươi, nửa sa thấm xuống đất, nửa nhằm hướng mặt trời bay vút.

Vĩ Thanh

Tôi đọc truyện này cho ba người nghe.

Cháu bé học tiểu học nói:

- Ác! Theo truyện một, để cho người anh hùng của nhân dân tử trận thì tác giả ác. Theo truyện hai, Gióng phụ nghĩa dân, Gióng ác!

Anh bạn trí thức thì bảo:

- Như truyện hai hợp với hiện thực thời vua chúa xưa. Sự trả giá đau thương mà cao sáng. Thương quý thay tinh thần Lạc Việt!

Còn người mẹ liệt sĩ nhủ:

- Mẹ thấy kết như truyện một hơn. Người mẹ nào chẳng đau xót khi con mình tử trận. Nhưng như vậy, con mẹ vẫn là đứa anh hùng dũng tướng. Được vậy, lòng mẹ cũng đỡ ngậm ngùi ân hận.




© Tác Giả và Việt Văn Mới Giữ Bản Quyền.




TRANG CHÍNH TRANG THƠ ĐOẢN THIÊN BIÊN DỊCH HỘI HỌA ÂM NHẠC