TÁC GIẢ
TÁC PHẨM





VÕ TẤN

. Tên thật Võ Văn Tấn (Võ minh Tấn)
. Sinh năm1964 tại Ninh Thuận,
. Hành nghề tự do (chụp ảnh ...)
. Học xong Cấp III (tốt nghiêp) Tự hoc viết báo
. Các bút danh đã ký trên các báo trong nước : Võ Tấn, Tấn Võ, Võ Minh, Tú Ngân, Thường Dân, Minh vũ ...và hai tên thật )
. Hiện sống tại thị trấn Ninh Sơn Ninh Thuận.

.Giải Thưởng :

. Ảnh triển lãm Báo chí Toàn Quốc 2005
. Giải thi Viết " Sống Vì Cộng Đồng " Báo Tuổi Trẻ 2006.
. Giải Nhất cuộc thi- Giải kinh doanh - Bao Doanh Nhân Sài Gòn 2007





VĂN

CÒ TRẮNG
NGÃ BA PHỐ
TIM ĐÁ
MỘT NỬA SỰ THẬT
ĐỔI ĐỜI
ĐỒNG TIỀN NÓNG
CHUNG QUÊ
NGỘ !!!
VÉ SỐ
TỰ THÚ
ĐÁM MA
OK !!!



























OK !!!

V õ ra trường. Hai năm về đia phương xin việc, ba bốn đợt làm hồ sơ gởi phòng Nội vụ. Chờ. Lần nào cũng được “các anh” tiếp đón niềm nở, chỉ vẽ đến gặp người này người nọ tranh thủ ý kiến để khi xét hồ sơ thuận tiện hơn?. Nhưng rồi đi đến nơi nào “thủ trưởng” cũng than “Cậu giỏi thật! Điều này tôi rất muốn nhưng cậu mà vào chỗ này làm thì...chính tôi là người khó xử với vợ con. Câu hiểu chứ. Ok!”. Võ mệt mõi không còn hứng thú với tấm bằng Đại Học Luật loại khá khi môi trường nhạy cảm thuộc về trường đời trong tay của người đương nhiệm. Lâm em gái Võ vừa mới rời giảng đường đại học với tấm bằng Bác sĩ sáng choang loại giỏi. Lâm lớn lên từ những “gánh than hầm” của cha, đã từng khóc lóc van nài với không ít cán bộ Lâm nghiệp cứu cha vì vi phạm lâm luật. Nhưng quê hương nghèo nàn lạc hậu không ít con người đã ra đi vì sốt rét rừng. Lâm học giỏi cũng vì đã tận mắt chứng kiến cảnh người bệnh đớn đau rên rỉ mỗi lúc sốt lên cơn. Và Lâm chỉ có một nguyện vọng duy nhất quay về giúp người bệnh nơi mình sinh sống. Nộp hồ sơ lên phòng Nội vụ, họ động viện làm công tác tư tưởng là nên như thế...như thế!!?.OK!

Bảy Cùn cảm thấy tự hào vì con mình đã lớn khôn và suy nghĩ nghĩa tình với quê hương nên không thể ngồi yên. Bảy đến gặp Giám đốc Bệnh viện, gặp lãnh đạo Uỷ Ban và không quên gặp anh cán bộ Nội vụ.

-Thưa ông anh!. Tôi có hai đứa con đã hoàn thành bậc Đại học giờ tụi nhỏ quay về quê hương công tác, mong anh giúp cho cháu nó được đi làm.

-Ông nhầm rồi. Một mình tôi không thể giúp ông được. Đại học thì bây giờ nhang nhảng, cả đống hồ sơ đây này. Cơ quan Nhà nước bây giờ chớ đâu phải thời bao cấp mà ông khoe con ông Đại hoc. Cán bộ già cũ cũng đã đi học tại chức, đại học tầm xa đủ cả rồi.

Anh cán bộ Nội vụ này không biết có vấn đề gì mà nói nghe hơi khó hiểu, Bảy Cùn cố gắng nài nỉ:

-Thì “bác”...bác coi giúp cho cháu nó một chỗ, gia đình tôi đâu quên được ơn. Chúng nó là thế hệ trẻ của quê hương mà... –Mặc dầu anh cán bộ Nội vụ chỉ lớn hơn thằng Võ nhà Bảy Cùn vài tuổi nhưng Bảy Cùn không thể không nói nịnh. Thói đời hôm nay phải biết dựa nhau mà sống. Chờ đợi một lúc thì anh cán bộ Nội vụ hỏi:

-Giúp là giúp làm sao? .

Bảy Cùn lặng thinh vì không biết phải trả lời với người mình nhờ vả thế nào ngay lúc này. Đợi. Vài phút sau anh cán bộ Nội vụ lại nói:

-Quy định hôm nay chặt chẽ lắm. Xin làm công nhân còn khó huống hồ làm cán bộ nhà nước có biên chế. Có gì ông cứ yên tâm về đi để tôi gặp các “Sếp”rồi báo lại sau.

Bẩy Cùn nghe được lời nói vừa nguyên tắc, vừa mở đường của anh cán bộ Nội vụ thì trong lòng dâng lên niềm hy vọng. Bảy Cùn đứng dậy chào lui thì anh cán bộ nhắn thêm:

-Tối nay có rảnh thì ghé nhà tôi, tôi ...Thôi cứ thế nhé. Ok!

***

Ba An, Tư Phận hứa hẹn nhau ra quán Bảy Cùn “nhậu”, món nhậu của ba người là một chầu “tranh luận”. Hôm nay là hồi kết về chuyện mấy thành viên tương lai của gia đình được đào tạo bài bản chuẩn bị thay thế sự già cõi của các vị, niềm hy vọng của cả gia đình, cuộc “nhậu” rất quan trọng không ai có quyền vắng mặt. Bảy Cùn chủ động mời.

Gọi là quán thật ra là nhà thì đúng hơn. Bảy Cùn đã giải nghệ “làm lâm tặc chặt củi hầm than”, Bảy Cùn mở quán bán cà phê kho buổi sáng tại nhà, bán cho mấy người lao động có thu nhập thấp trong khu công nghiệp cao vừa mới bắt đầu xây dựng. Buổi chiều và tối cái “quán” ộp ẹp là sân chơi của bạn bè thân hữu trà, rượu tán ngẩu chuyện thế thái nhân tình.

-A lô! Bảy cùn đây. Ông có lại thì mau lên chút. Nhớ hú Tư Phận một tiếng. Tôi chờ!.

-Ok! -Tiếng Ba An ngắn gọn vang ra từ chiếc điện thoại di động của Bảy Cùn vừa gọi, vừa phải sạc pin.

-Ok!- Bảy cúp máy càm ràm:- Hai thằng cha này cặp bài trùng giỏi lý sự, lý thuyết... Đ.M còn lạc hậu phải biết?

Điện thoại Bảy lại reo.

-A lô Bảy cùn nghe đây!... Ok!.

Bảy Cùn tính nông dân nhưng lanh lợi xoay sở trong việc bon chen mưu sinh đã dày dạn kinh nghiệm. Ba An điềm đạm ít nói, là nhà kinh doanh tạp hoá nhỏ lẻ. Tư Phận bô bô kẹo kiệt một chút nhưng thâm tình chân thật. Sống cùng một xóm chừng năm chục nóc nhà, không có gia đình nào làm quan, con cháu thì mới được ăn học trong cơ chế thị trường - xã hội hoá.

Bảy đi ra đi vào nóng ruột vì dự định tối nay sẵn sàng đấu trí. Không phải với Ba An hay Tư Phận mà là...

-Lo chạy việc cho thằng Võ con Lâm nhà ông “Ok” chứ?- Tư Phận từ ngoài đi vào chưa kịp ngồi đã lên tiếng. Ba An còn đang tìm chỗ dựng chiếc xe máy tay ga vừa sắm cho con gái út sắp được đi làm thư ký văn phòng cho Công ty...không cẩn thận lỡ ngã trầy xước mất duyên.

-Ok. Ok cái con khỉ -Bảy Cùn quạu.

-Sao lại thế! –Ba An lên tiếng.

-“Nó” hẹn tối nay đến nhà riêng. Tôi chơi chiêu khác.

-Đi chớ?!. Ok!

-Đã nói rồi Ok cái con...Thôi mời cácvị uống trà chờ đợi trong giây lát!

Cả ba người ngồi vào bàn bên ấm trà móc câu Bảy Cùn gởi mua tận Thái Nguyên. Tư Phận làm một hớp, chép chép cái miệng chuyên gia mến đồ ăn thức uống, khen:

-Trà tuyệt hảo. Bảy mua biếu loại này à?!

-Ok! Thứ này tụi mình đâu có tiền mà xài sang. Mua loại này còn phải kèm Na-Pô-le nữa ông à đâu vào đó cả -Bảy Cùn trả lời Tư Phận.

-Rắc rối thế có được gì không? Tôi thấy thằng cha Trưởng phòng Nội vụ nhỏ tuổi mà sành điệu đáo để. -Ba An chen vào.

-Thằng Trường nhà ông nó đi làm ổn định chưa?- Bảy hỏi lại Ba An.

-Quái lạ. Không biết sắp xếp công tác thế nào mà thằng nhỏ về nói trái nghề, trái nghiệp không làm được việc. -Ba An than với bạn

Tư Phận, Bảy Cùn ngạc nhiện, thắc mắc:

-Thằng Trường tốt nghiệp Công nghệ Thông tin thêm cái bằng Kế toán làm phòng Tài chính Huyện thì cũng hợp chớ sao???.

Ba An buồn rầu kể:

-Thì tôi có nói gì đâu. Thằng Trường về nhà cứ xin tôi đi thành phố làm. Nó nói không phải chuyện lương ít, lương nhiều mà làm việc như chỗ nó làm, nó thấy “nhục quá”!. Không biết thành phố có cái gì mà nó cứ đòi đi, trong khi khối đứa muốn vào làm phòng tài chính mà “đạn bắn chưa tới”. Hỏi mãi nó thưa: “Sáu tháng trời mấy ông anh, bà chị làm chung phòng bắt con chỉ cách sử dụng vi tính văn phòng mà ai cũng có bằng A, bằng B vi tính cả?. Rồi công việc chính của con là ngồi đếm biên lai thu chi cho họ ghi số sách chẳng dính dự gì đến nghề con học. Hỏi đến bao giờ mới cho con làm theo chuyên môn. Bà trưởng phòng nói phải chờ thi công chức. Chờ mãi. Thi đậu rồi phải làm tập sự, mấy anh chị đi trước kèm cập dìu dắt vài tháng cho quen mới giao chính thức công việc. Con không thể nào chịu nổi...từ ngày có con về trăm thứ “công việc không tên” con phải làm đâu ra đó, các người cũ cứ chơi phè phè ăn lương bổng. Con không có quyền góp ý. Thậm chí về chuyên môn còn chỉnh sai sót cho một vài người. Vậy mà..trong mắt mọi người con còn trẻ chưa thể ???”. Mình đâu có biết gì mà nói, cơ quan người ta thế! Cứ tưởng lo thằng Trường vào được cơ quan nhà nước là “Ok” giống như lúc hỏi xin việc, thằng cha Trưởng phòng Nội Vụ hắn “Ok” mình mất mấy triệu bạc...

Tư Phận chen vào:

-Thằng Kỳ nhà tôi may mà nó có thằng bạn thân “lôi” đi dạy. Chứ lúc đầu thì tôi đầu tư cho học Ngành Kiến trúc. Ra trường bảy tám tháng ở nhà báo cô.

-Học kiến trúc mà đi dạy Trường gì? -Bảy Cùn thắc mắc.

-Trường Trung Học Cơ Sở trên miền núi, dạy môn nhạc hoạ ông à! Lương tháng hơn triệu. –Tư Phận nghe thằng Kỳ nói thế chứ có biết tụi nó hợp thức nghề nghiệp ra sao.

Bốn thành viên trẻ lo cặm cụi từ chiều dưới bếp, vừa nhặt lông gà vừa thì thầm. Chẳng ai nghe thấy chúng bàn luận công việc riêng, chỉ nghe tiếng cười đùa rang rảng. Còn ba người lớn thì tin vào việc “chạy” cho lớp trẻ nay mai phải bước vào đời làm việc ăn lương Nhà nước chứ không thể mãi mãi nối nghiệp nông gia. Năm sáu năm trời nuôi con ăn học nơi giảng đường Đại học chỉ vì mong muốn bằng người ta cái chữ, bằng người ta cái công ăn việc làm cầm viết, cắp cặp đi về trong lớp người trí thức cho khoẻ cái thân, chứ chẳng ai có mơ gì quan cao chức trọng. Ý hợp tâm đầu bao nhiêu năm của ba người này dường như chấp nhận mọi điều kiện “không bình thường” đang tranh nhau cái chân làm cán bộ nhà nước cho thế hệ con mình

-Thôi. Thôi tui họp mấy ông là để tham mưu cho cái chuyện thằng Võ và con Lâm. Một anh Đại học Luật, một chị Bác sĩ y khoa xóm ta đang phải vác mặt đi xin cái ông Nội Vụ thi công chức sắp tới. -Bảy Cùn đi thẳng vào vấn đề với hai người bạn trong lúc chờ đợi Võ, Lâm, Trường, Kỳ nhóm bếp luộc gà nấu cháo.

Bảy Cùn vừa nhìn ngó thời tiết qua khung cửa sổ nơi cái ổ cắm sạc điện, vừa bấm điện thoại:

-A lô. Anh Tuyển đó hả.? Bảy đây. Bảy C.. đây.! Dạ đúng ạ.! Anh có bận khách gì không để ...

Mọi người chỉ nghe Bảy dạ... vâng...vâng... dạ...rồi cúp máy để lại chỗ cũ. Bảy hô:

-Hai con gà tụi bây luột xong để nguyên như thế nhé! Chóc tao đem đi có việc.?!!

-Ok! Bác Bảy yên tâm Trường và Kỳ đã qua thử thách rồi. -Tiếng thằng Trường vọng lên rất rõ. Tư Phận lên tiếng:

-Chỉ tội hai đứa nhỏ thằng Võ và con Lâm nhà ông thôi, hai đứa kia đã nhanh nhạy cái sự đời rồi.

-Tôi cứ tưởng mần ở đây cho mấy đứa nhỏ hưởng tí cháo. –Ba An làu bàu.

Bảy Cùn chột dạ vì nghĩ rằng anh cán bộ Tuyển sẽ “Ok” khi được gọi giống như tình làng nghĩa xóm nhưng Bảy sai lầm không nghĩ ra điều trái ngược mà anh Tuyển nói khi làm việc ở trên cơ quan. “Ok” là tiếng Tàu hay tiếng Tây mà nó rắc rối thế hả? Bảy nói theo thời cuộc chứ có biết “Ok” nó rộng nghĩa ra làm sao. Đang tìm cách chữa thẹn với bạn bè thì dường như Ba An, Tư Phận đã thấm nhuần nên an ủi:

-Đi thì đi. Ok thì Ok. “Có con ...phải chiều lòng chó”. Ok!

***

Ba người vừa ra khỏi ngõ, Võ -Lâm -Trường -Kỳ. bốn người bạn trẻ bê nguyên nồi cháo gà được nấu kỹ bằng bộ đồ lòng sót lại, thêm tiêu hành ớt cay xé miệng nhưng ăn vào sẽ chữa khỏi bệnh “cúm” rất hiệu quả. Ăn xong tất cả thu dọn lên đường vì sự năng động thế hệ trẻ.

Bảy Cùn, Ba An, Tư Phận hơn mười giờ đêm mới về đến “quán” Bảy Cùn. Ai cũng buồn rầu mỏi mệt không còn tranh luận, toan tính điều gì. Im lặng ngồi nhìn nhau bên ấm trà nước hai nhạt phết. Bảy Cùn sực nhớ hỏi vợ:

-Hồi chiều có cho tụi nhỏ tiền mua thêm chút gì ăn với nhau bữa cơm tối không em.?

-Bốn cô cậu hưng phấn quá làm khô cả nồi cháo... lòng gà. Lên đường luôn rồi.

-Đi đâu???

-Về thành phố!!!

Cả ba người Bảy Cùn, Ba An, Tư Phận nhìn nhau cười....

-Ok...Ok...Ok!!!



VÕ TẤN

© Tác Giả và Newvietart giữ bản quyền.



TRANG CHÍNH TRANG THƠ ĐOẢN THIÊN BIÊN DỊCH HỘI HỌA ÂM NHẠC