TÁC GIẢ
TÁC PHẨM





TỪ NGUYÊN TĨNH

. Tên thật là Lê Văn Tĩnh .
. Sinh ngày 18 tháng 11 năm 1947
. Tại Bàn Thạch, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
. Hiện sống tại Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa,
. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1994).
. Tổng Biên Tập Tạp Chí Xứ Thanh- Hội Văn Nghệ tỉnh Thanh Hoá .

. TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN :

. Hàm Rồng ngày ấy (ký sự viết chung, tập 1 in 1984, tập 2 in 1978);
. Mối tình chàng Lung mù (tập truyện ngắn, 1991);
. Gã nhà quê (tập truyện ngắn, 1992);
. Mảnh vụn chiến tranh (tiểu thuyết, 1993);
. Không thành người lớn (tiểu thuyết, 1995).

. GIẢI THƯỞNG :

- Giải thưởng văn học: Mối tình chàng Lung mù (tập truyện ngắn)
- Giải thưởng Hội đồng văn học về đề tài chiến tranh và lực lượng vũ trang Hội Nhà văn;
- Giải thưởng văn học tỉnh Thanh Hóa - Mẹ (truyện ngắn),
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Sông Hương 1993;
- Giải thưởng Hội Văn nghệ Thanh Hóa 1993; Gã nhà quê (tập truyện)
- Giải thưởng Hội Văn nghệ Thanh Hóa 1994. Mảnh vụn chiến tranh (tiểu thuyết)





TRUYỆN NGẮN

MẸ

MÙA YÊU ĐƯƠNG

VỢ CHỒNG XE TRÂU

CÁI THỜI KHÓI LỬA

ĐÀN BÀ





TIỂU THUYẾT


CON THUYỀN MỒ CÔI Phần I - Chương 1-6

CON THUYỀN MỒ CÔI Phần 2 - Chương 7-10

CON THUYỀN MỒ CÔI Phần 3 - Chương 11-15

CON THUYỀN MỒ CÔI Phần 4 & 5 - Chương 16 - 20

CON THUYỀN MỒ CÔI Phần Kết - Chương 21 - 23

CÕI NGƯỜI - Chương 1 - 5

CÕI NGƯỜI - Chương 6 - 10

CÕI NGƯỜI - Chương 10 - 15

CÕI NGƯỜI - Chương 16 - 20

CÕI NGƯỜI - Chương 21 - 25

CÕI NGƯỜI - Chương 26 - 40

CÕI NGƯỜI - Chương 41 - 45

NƯỚC MẮT QUÂN VƯƠNG >

CÕI NGƯỜI - Chương 46 - 50

CÕI NGƯỜI - Chương 51 - 55

CÕI NGƯỜI - Chương 56 - 60

CÕI NGƯỜI - Chương 61 - 65

CÕI NGƯỜI - Chương 66 - 70

CÕI NGƯỜI - Chương 71 - 76

CÕI NGƯỜI - Chương 77 - 82

KHÔNG THÀNH NGƯỜI LỚN













































KHÔNG THÀNH NGƯỜI LỚN

Đ êm khuya. Đèn phố huyện đã tắt, lác đác một vài ngọn đèn bảo vệ ẩn vào lùm xanh. Người ta đi vào giấc ngủ sau công việc bề bộn của một ngày. Bác Đôn cán bộ Thường trực
Ủy ban huyện đã đi nằm nhưng cửa sổ vẫn mở. Bỗng có tiếng gọi từ ngoài cổng sắt:
- Bác Đôn! Bác Đôn dậy có việc gấp.
- Ai đấy, có việc gì để sáng mai được không?
- Tôi, công an huyện ạ!
Bác Đôn tra chìa vào ổ khóa, kéo rộng cánh cửa nách. Đồng chí công an lễ phép hỏi:
- Đồng chí chủ tịch huyện đi công tác ở miền núi mới về hả bác?
- Vâng! Đồng chí để sáng mai gặp, được không?
- Không được. Tôi cần gặp để báo cáo chuyện cháu Nam, con của đồng chí ấy!
- Đồng chí không lầm đấy chứ! - Bác Đôn tỏ vẻ lo âu.
- Không, không lầm - đồng chí công an cả quyết.
- Vâng! Đồng chí đến phòng bên phải dãy trước mặt. Nói vậy nhưng bác Đôn đi lên trước dẫn đường.
- Cộc! Cộc! Cộc!… Đồng chí công an gõ cửa mỗi lúc một mạnh dạn
Tách! - Tiếng bật công tắc cùng tiếng hỏi với giọng ngái ngủ cố nén sự cáu gắt - Ai đấy! Tiếng lách cách tháo chốt cửa. Một giọng phụ nữ làu bàu: "Rõ khổ lúc nào cũng công với chả tác". Cửa mở rộng hắt rangoài ánh sáng trắng đục. Một người tầm thước, tóc bắt đầu chớm bạc, mặc bộ pidâm kẻ sọc, cái nhìn cương nghị mà hễ ai gặp dù lần đầu cũng dễ có cảm tình tin cậy, ra cửa đón.
- Có vấn đề gì khẩn cấp hở đồng chí! Vào đi. Bàn tay anh đưa ra nắm chặt tay người chiến sĩ công an - Bác Đôn giúp tôi pha trà - Anh quay về phía bác trực đêm nói.
Một phút im lặng. Tiếng ru khàn khàn giọng ngái ngủ từ gian trong của căn phòng vọng ra. Thời nay, hầu hết huyện lỵ, nhiệm sở vẫn có phòng dùng cho thủ trưởng làm nơi nghỉ trưa hoặc ở luôn cùng nơi làm việc.
À…ơi…chứ…bầu ơi…thương lấy…ý…bí…cùng…
Chỉ một nửa câu ru thoát ra rồi im lặng. Không phải sự im lặng vì giấc ngủ trở lại mà để nghe lời nói chuyện từ phòng ngoài.
- sao? Nam - con tôi - Là thủ phạm à; - Vị chủ tịch nhìn vào tờ giấy cung như không tin vào mắt mình. Anh tìm vội bao kính ta run run, cặp kính trực rơi.
Bác Đôn, không kìm được thốt ra:
- Vô lý! - Tay bác đặt tách nước trước mặt từng người.
Tiếng nói từ phía buồng ngủ vọng ra.
- Tôi đã bảo anh về thằng Nam mà anh không nghe. Khổ ơi, là khổ!
- Gì đấy! Có im đi không nào?
Không ai kịp uống nước.
- Thưa!…Có đánh thức lái xe dậy không ạ! - Bác Đôn hỏi.
- Không cần, tôi đi bộ!
Tiếng nói, hay đúng hơn là tiếng càu nhàu của người vợ: Sướng chưa! Đẹp mặt ông chủ tịch huyện chưa. Con đi tù. Thật bôi tro trát trấu vào mặt chửa. Tội gì, chứ ăn cắp. Ôi đời! Thảo nào cái mặt nó cứ lỳ ra… Thôi lạy trời!… Cho nó vào trại mà hóa hay… Tiếng này chưa kịp nói tiếng kia đã ra dồn vốn lại thành chuỗi dài.
Đêm trở lại yên tĩnh.
Từ phòng trưởng công an huyện vọng ra tiếng nói chuyện:
- Nó ăn cắp thật à! - Tiếng ông Bắc chủ tịch huyện, bố của Nam hỏi.
- Báo cáo anh đúng ạ! - Tiếng trưởng công an huyện nhỏ nhẹ. Im lặng.
- Thưa anh, năm nay cháu mười bốn… Tiếng trưởng công an.
- Ừ! Mời bốn… đã lớn rồi còn gì. Nửa câu sau như rơi ra một cách vô tình.
- Cái tuổi, được gia đình bảo trợ.
- Tôi không hiểu ý anh muốn nói gì? - Vị chủ tịch nói rõ từng lời.
- Nó chưa thành người lớn! - Công an trưởng vẫn giọng nhẹ nhàng.
Gian phòng im lặng. Người ta nghe tiếng tích tắc của đồng hồ. Tiếng trào của con nước dội từ đập nước xa xa…
- Có thành người lớn không? - Không hiểu sao vị chủ tịch huyện lại nói ra câu ấy, anh khẽ nhắm mắt lại nghĩ ngợi.
- Thành người lớn sao được nếu không qua sự cải tạo một cách nghiêm khắc! - Công an trưởng huyện như cố tình giải thích. - Anh nhìn thẳng vào mắt chủ tịch huyện thông cảm cùng ông nỗi dày vò.
Tiếng dội của đập nước ì ầm xa xa. Tiếng đồng hồ kêu tí tách. Tiếng quát ở bên ngoài.
- Mờy đứa kia, đã bảo cho về sao còn chưa chịu nghe, hay muốn vào cùng tên đầu sỏ.
Bắc như chết lịm. Đôi mắt mở, một sự trống trải hiện rõ nỗi đau khổ dằn vặt…Đứa con trai như nhảy nhót trước mặt ông, đến bá cổ ông như mới ngày nào còn thơ dại gọi ông "bố ơi"!… Bắc cầm lấy tập hồ sơ…

CHƯƠNG I

Đã mấy đêm nay bà ít ngủ, lỉnh kỉnh bật diêm thắp đèn, tắt đèn rồi bật diêm thắp đèn. Bà lấy cớ không ngủ được, dậy nấu cám lợn cho mẹ - ở buồng trong mẹ cũng không ngủ được, hỏi vọng ra.
- Mẹ ơi! Mẹ! - Mẹ Nam vẫn gọi bà bằng mẹ.
- Gì đấy cò! Mẹ dậy nấu đỡ cho con nồi cám lợn.
- Mẹ để con nấu cho, kẻo lại ốm thì khổ.
- Dào! Mẹ sao ấy. Không ngủ được. Nhắm mắt nằm chờ sáng nó khó chịu, mẹ mày lại bíu cả việc. Con ngủ đi, mặc kệ mẹ
. Nam thấy động cũng ngổm cổ dậy, nhưng không lên tiếng sợ bị mẹ mắng. Nằm nghe bà và mẹ nói chuyện qua lại.
Bà bảo có con "bảo choẹt" đậu ở cây mít đầu ngõ nó trạo, chắc là nhà sắp có khách. Nhưng khách là ai, hàng xóm sang luôn đấy thôi. Bố ở tận trong Nam. Hòa bình rồi sao lâu về thế. Mà bố về chứ sao gọi là khách. Nhà Nam có ối khách ra. Mẹ là Hội trưởng Phụ nữ xã có nhiều người đến gặp. Nào các dì ở huyện xuống, ở xóm lên. Lại còn các chú ở nhà máy điện đến liên hệ nhờ các mẹ, các cô chặt lá ngụy trang, lấy giẻ lau pháo. Có lần nào con chim báo "có khách! có khách !" đâu.
Khổ quá Nam chẳng tài nào nghĩ được ra điều gì thêm, lại buồn ngủ ríu cả mắt lại. Thôi ngủ đã, sáng mai hỏi bà xem.
Lúc sau bà phát vào mông Nam nhè nhẹ.
- Nào dậy! Dậy "vươn vai vừa dài vừa lớn" - Mặt trời chảy máu rồi cháu ạ!
Bà đùa với Nam mà. Cái năm nảo năm nào lúc còn chiến tranh cơ. Mẹ đi vắng, có máy bay, bà kẹp ôm Nam xuống hầm thì bom nổ. Nam ôm chặt lấy bà hốt hoảng.
- Bà ơi! Bà ơi! Mặt trời đang chảy máu!
Mặc dù bà run vì có chớp bom cũng không nhịn được cười:
- Không phải đâu con ạ! Pháo của bộ đội bắn máy bay Mỹ và bom của nó nổ đấy!
Từ đó bà hay kể chuyện ấy lắm cơ. Bà kể cho mẹ và cả tụi bạn của Nam đến chơi. Thằng Thái đen chũi, bĩu môi cười:
- Ngôc thật! Có thế mà thằng Nam không biết.
Nó còn ngoa ngoắt cái miệng.
- Ôi dào, dốt quá đi mất.
Bà nói với mẹ, sao mấy hôm nay bà hắt hơi nhiều nhiều - Hay là bố thằng Nam sắp về. Mẹ chẳng nói gì nhưng vẻ lo lắm. Đôi lúc Nam định hỏi một câu mà không dám. Bà đưa vạt áo lau mắt nói lảng sang chuyện khác. Còn mẹ làm như bận lắm lấy nón, túi xách dắt xe ra còn dặn lại:
- Mẹ, bà cháu ăn cơm đi, con xuống xóm đây!
- Chết chửa! Con đã ăn bôi thì đâu!
- Con không đói!
Nhìn mẹ ra đi bà lại chép miệng.
- Rõ khổ! Nó sốt ruột đây mà. Người đi xa về nhiều, mà thằng bố mày không thấy đâu. Bà cũng hắt hơi hoài. Lạy trời lạy phật cho được bằng an… Chả hiểu bà nói chuyện với Nam hay nói một mình. Nam nhai cơm nhìn bà, rồi cũng hiểu được điều bà nói.
Bà bảo đáng lý Nam là thứ hai kia đấy, nhưng mẹ Nam giữ không được. Bố về phép đi Nam, phải chăm thuốc mẹ mới khỏe. Do mẹ quá vất vả. Bố luyện quân ở Sơn Tây hàng nửa năm mới đi B. Đi bộ ba tháng ròng, đến tây Quảng Nam mới nhận được thư mẹ báo tin Nam ra đời. Cũng là sự may. Bà bảo Nam giống bố ở cái nết ăn. Cổ rá khoai là nhoay nhoáy ăn kỳ no chả thiết gì ăn cơm. Đi cứ nẵng lè như bộ đội tập đi đều, rồi ra thì khổ. Nam chẳng hiểu nếp tẻ gì, nhưng thấy nói giống bố là khoái rồi. Nhìn lên khung ảnh,treo ít ỏi vài tấm ảnh, Nam nhận ra mẹ ngồi bên một chú bộ đội đội mũ Kê-pi, Nam biết đó là bố. Bảy năm trời Nam có gặp bố đâu mà biết mình có giống bố không. Mẹ đùa cùng bà, khéo không bố con gặp nhau ở ngoài đường lại không nhận được ra. Bà bảo chuyện với chẳng trò, giỏ nhà ai quai nhà ấy chứ. Máu mủ nhà, trời xui gặp là biết.
Mấy tháng nay, đã có người ở mặt trận trở về. Làng xóm dường như đông vui hơn. Đầu tiên là chú Hải, mẹ bảo chú ấy đi trước bố nên về trước. Thế chú Quân và chú Nghị thì sao. Nghe đâu các chú ấy được nhiều huân chương lắm. Trên thì bảo ở mà học đại học rồi đi làm cán bộ. Các chú ấy cứ nằng nặc đòi về bằng được. Con lạy bố ạ. Xa quê lâu rồi, cho con về với đồng áng thôi. Mười năm lính ở chiến trường, chú vẫn mang dáng dấp người đồng quê, ăn nói đến vui, Nam cùng tụi trẻ đến xem mặt chú Nghị, chú chia kẹo miền Nam cho và nháy mắt:
- Êu! Con nhà Bắc phải không? - Bố mày làm to có khi chưa được về.
Nam ngơ ngác nhìn tụi bạn. Được, chốc nữa hỏi cu Thái xem có đứa nào bẻm mép nói với chú Nghị không, mà lại nói "con nhà Bắc". Nhưng Nam quên tiệt đi khi Thái rủ:
- Ta ra cầu sông đi! Ở ngoài đó chắc nhiều người bộ đội về.- Ừ, đúng đấy! Có thế mà Nam không nghĩ được ra.
Hai tay kéo quần lên, hai đứa chạy ra bờ sông đào.

* * *

Trời sang hạ từ lâu. Lúa đã chín rộ. Hôm nay người ta tập trung gặt lúa ở cánh đồng sau, bên kia sông đào. Gánh, chở xe đi đường cầu thì xa. Cương Thạch quen chở bằng thuyền qua sông, có nhiều sáng kiến hay, dùng dây tời kéo thuyền qua sông cho cặp bến. Nhưng kể từ dạo chiến tranh, việc đó không ai áp dụng nữa. Một phần cần nhiều người hai bên bờ sông, một phần người trai trẻ khỏe mạnh ra đi chỉ còn người già và phụ nữ, máy bay bay sầm sầm ở trên đầu ai dám kéo thuyền đầy lúa.
Bây giờ đã sắm được chiếc thuyền nan bé tẹo. Mẹ Nam có tiếng là chèo thuyền giỏi, tất bật hết chuyển lúa lên bờ lại chèo sang bên kia sông đón lúa.
- Sướng thật! - Tiếng ai đó nói chuyện - không còn lo tàu bay tàu bò nữa nhé!
- Này mẹ Nam ơi, ai như bố Bắc về kia kìa!
Chị Lan ngẩng mặt nhìn lên con đường đê quai khẽ cười:
- Còn lâu mới đánh lừa được tớ nhé! - Nón khẽ hắt ra phía sau để lộ khuôn mặt đỏ ửng lấm tấm mồ hôi.
Nam nhìn mẹ chờ một sự biểu hiện nhỏ nhưng mẹ làm như chẳng nhìn thấy em. Nam vẫn có thói quen đến ngày mùa thường thả trâu bò ở trên đê xem người lớn gặt lúa. Từ bờ sông về làng chưa đầy cây số, xem gặt lúa có sao đâu. Đằng nào Nam cũng đi chăn bò kia mà. Con bò đen nhà Nam nó ngoan lắm, thả trên đê là cắm cúi gặm cỏ. Khi bụng đã lưng lửng uống một bụng nước no nê là nằm kềnh ra, bốn chân thu vào dở nằm, dở qùy, miệng nhai nhều như nghĩ ngợi điều gì ở tận đâu đâu. Nam cưỡi lên lưng nó, túm sừng mà lắc nó cũng mặc kệ. Đôi mắt hiền như nói cùng em. Này cậu bé kia ơi. Tao chẳng chấp cậu đâu. Cậu cứ nghịch đi, rồi chả kẻo bị mẹ mắng cho mà xem. Đấy, có sai đâu cơ chứ!
Tiếng mẹ từ bên sông vọng lên:
- Ơi Nam! Sao con nghịch Cu Đen thế!
Mẹ, bà cũng như Nam vẫn gọi chú bò đen của Nam là Cu Đen mà.
Nam được thể lại càng nghịch, cầm tai nó mà kéo. Cu Đen chẳng thèm chấp. Mẹ cũng quên luôn khi có người nói "bố nó" về kia kìa, Nam chẳng dừng được khi có ai nhắc đến bố. Em nhảy tót khỏi lưng Cu Đen. Vù đến bờ sông. Tay kéo vội quần lên sợ tụt. Đúng rồi, chú bộ đội đeo ba lô con cóc, chưa biết chừng là bố cũng nên. Nam nuốt ực nước miếng vào cổ khi nhận ra tiếng mẹ, bao giờ cũng vậy, khi có người khen mẹ là em thấy sướng mê đi. Trời ơi! Sao mẹ Lan nó gỏi giang thế. Hoạt động phụ nữ giỏi thế, chăm bà khỏe này, lại nuôi cậu con trai béo đen thế kia. Gớm thật, nó chẳng nhường phần giỏi cho ai cả. Nam thấy mặt mẹ hồng lên. Những lúc đó nếu ở gần là Nam được mẹ thưởng ngay cho một chiếc hôn. Bao giờ bà cũng nạt với một giọng trách móc.
- Mẹ mày chỉ làm nó hư. Mồ hôi, áo xống hôi xình thế kia, chưa tắm mà thơm làm gì.
Biết bà mắng yêu nên Nam bá lấy cổ mẹ mà thơm.
Bây giờ thì Nam nằm ngả lưng trên con đê mà ngắm nhìn những đám mây trôi, trò chơi này bao giờ cũng thú vị. Biết bao con vật lạ xuất hiện trên bầu trời. Kia là con gà nhỏ xíu rồi lớn dần như một quả núi. Một bó lúa khổng lồ vàng rực không tài nào ôm xuể. Một đàn trâu xuất hiện từ rừng xa…Kìa!… Cả con bò đen nhà Nam nữa to như một quả đồi mà Nam đã gặp trong xem phim.
- Này, Nam! Tao có cái này hay lắm kia!
- Gì nào? - Nam cáu lại, lại vẫn thằng Thái phá quấy.
- Đây này, thơm chưa nào! - Nói rồi Thái cấu ra một lỗ nhỏ bằng hạt ngô của gói giấy dí vào mũi Nam - Thơm chưa! Ngon chưa nào.
Nam nuốt nước miếng đến ực một cái hỏi: - Đâu đấy!
- Tớ bắt được mà. Nướng rồi. Có thèm không?
Mùi thơm hấp dẫn của côn cốn đánh thức sự thú vị thèm ăn.
Thái ngồi xấp bằng trên bãi cỏ cho áo vào quần, lấy ra một con nướng xém lửa, cẩn thận đút bọc giấy vào áo. Dơ lên tia mặt trời, làm y hệt động tác của bà xâu kim. Khẽ ngắt một đùi cho vào miệng nhai rau ráu… Chà! Thằng cha như ăn tiệc làm người ta thèm bỏ mẹ đi. Nghĩ thế Nam nhắm nghiền mắt lại cho cu cậu bõ tức. Thái đấu dịu:
- Thôi! Tớ thử thách cậu đấy mà! Tớ chia cho cậu nhé.
- Tuỳ đàng ấy! - Nam chưa hết giận.
Thái vội lấy gói giấy ra không kịp đếm, dúi vào tay Nam những chú Cồn Cốn béo ngậy. Quên phắt mọi giận hờn Nam cười hỏi bạn:
- Bắt khi nào mà không rủ tớ?
- À! Chuyện vặt! - Thái trả lời với điệu bộ vênh vang.
- Chị cậu cho hả?
- Ai bảo? Mình bơi sông đi tìm trâu mà lại.
Nói đến đoạn bơi sông thì Nam chịu rồi. Bà và mẹ cấm đã đành, nam xuống nước thấy nhột gan bàn chân. Chả bù lại Thái như con rái cá rẽ nước nổi chềnh ềnh ra trên dòng sông, còn ngậm cả nước phun lên như cá voi trong phim mới khiếp.
Nam tin ngay vào tài bắt cá tôm của Thái.Nó bắt được đấy mà cái gì chứ chuyện này cu cậu không phịa đâu. Cho một con vào miệng. Làm động tác như Cu Đen, Nam nhai nhều ra rồi nuốt ực. Vừa bỏ chú thứ hai vào miệng, chưa kịp nhai, đã thấy chú bộ đội xuất hiện trước mặt hai đứa, chú nói:
- Chào hai em!
- Dạ! Chào chú!
- Có em Nam ở đây không?
- Em! Nam kịp nhả con Côn Cốn ra đáp lại - Em là Nam đấy ạ!
- Ồ! Chú cần cháu dẫn về nhà có việc - Mà có sao đâu nào, ăn Côn Cốn thì thích quá nhỉ! - Chú bộ đội nháy mắt với hai đứa làm chúng sướng rơn lên. Kéo vội quần, chúng ton tả dẫn chú bộ đội của Nam đi.- Ấy chết! Sao bạn Nam lại quên cả Cu Đen nhỉ!
- Sao chú lại biết nhà cháu có Cu Đen hả chú!
- Là chú nhìn các bạn chăn bò và nằm khểnh nhìn trời mà lại.
Ừ nhỉ. Việc chăn bò có gì là phi thường đâu. Nam và Thái nhìn nhau cười khoái chí. Khẽ lấy roi đét vào mông Cu Đen cho nó lồng lên, tưng tửng đôi chân, miệng thổi gió, thú vị quá đi mất. Lại có chú bộ đội hỏi thăm mình nhỉ.
Bà ngồi ở chiếc phản làm bằng cánh cửa mới tháo ở hầm trú ẩn lên, khẽ cười:
- Bà bảo mà! Nhà có khách phải không con! Mẹ từ trong buồng ra, lau nước mắt khẽ cười. Chết thật, mẹ về lúc nào. Vừa thấy mẹ chở thuyền lúa từ đồng Sau qua sông lúc nãy. Mà sao mẹ lại khóc, hay có chuyện gì?…
- Mẹ này, chú bộ đội hỏi thăm nhà ta!
- Con! Lại với bố đi con! - Mẹ nấc lên khe khẽ.
Sững lại nhìn chú bộ đội một phút. Người ấy là bố của Nam ư? Nam cũng nấc lên, lao lại.
- Bố ơi!

* * *

Bà nói với Nam hòa bình rồi, Bố Nam không phải vào Nam chiến đấu nữa, sướng rồi. Bà có nhắm mắt cũng yên lòng rồi. Nam hỏi bà nhắm mắt là thế nào. Bà dứ dứ ngón tay vào trán em khẽ dọa. Là bà ngủ mãi, ngủ mãi không bao giờ dạy nữa. Nam cứ thắc mắc, bà khẽ cười. Người ta đưa bà ra bãi tha ma, làm cho bà một ngôi nhà bằng đất. Nghe đến đó Nam sợ hết hồn. Có lần Cu Đen vào bãi tha ma gặm cỏ, cỏ tốt quá, trời sắp tối mà nó cứ lỳ ra không chịu về. Làm sao được, may có Thái xuất hiện, Nam mếu máo:
- Thái ơi! Bạn vào đón bò với mình đi!
- Không đâu, sợ lắm.
- Thái! - Tủi thân quá Nam phát khóc - mình đền cho bạn quả ổi to nhất của bà.
- Đếch vào! Sợ hơn thích ổi. Nói vậy nhưng Thái vẫn săn quần áo như chuẩn bị vật nhau đi vào trong bãi. Lúc gần ra khỏi bãi tha ma, Thái làm bộ bỏ chạy.
- Ôi! Con ma cụt đầu!
Nam ôm lấy mặt.
- Hèn! Có gì đâu nào? - Thái cười nhơn nhơn.
Nam nộp cho Thái quả ổi to nhất của bà. Cu cậu hít hít cái mũi làm như thèm lắm rồi đưa cho bạn. Mình không lấy đâu, mỗi đứa một nửa.
Nghe đến chuyện bà bảo bà ngủ, Nam thương lắm. Em trách bà:
- Nhưng bà bảo khi nào con thành người lớn bà mới chết cơ mà!
- Nhưng cũng có người không thành người lớn. Bà cười phô ra hai ngấn lợi đã rụng gần hết răng.
- Sao hả bà! Nam lo lắng hỏi:
- Họ không có trí khôn hoặc không biết làm người lớn.
- Thế làm sao hả bà?
- Làm sao cái bố mày ý! - Bà lại cười.
Mẹ đã dọn cơm ra rồi. Bố lấy một chai rượu thuốc, nhãn rõ đẹp đem từ miền Nam ra, rót vào ba chén nhỏ. Nam bắt chước bố ngồi xấp bằng ngay ngắn. Bố đưa rượu mời bà, rồi nói đùa:
- Ừ nhỉ! Nam chưa có chén - Xin lỗi, quên mất.
- Đừng vẽ, kẻo rồi nó lại mất nết! - Bà mắng.
Mẹ gắp thức ăn cho bà. Bố gắp cho Nam miếng gan. Miệng xuýt xoa:
- Chà! Vui quá! Mời cả nhà!.
Bà nghèn nghẹn nâng bát lên lại đặt bát xuống. Mẹ nói với bà:
- Bao giờ có thức ăn ngon mẹ cũng nghẹn. Con múc cho mẹ bát nước luộc gà mẹ chiêu nhé!
Bố đặt xuống nói với bà, bố được về rồi. Bố ở nhà với bà, với mẹ để làm ruộng, bà đừng lo nữa làm gì kẻo ốm. Bố muốn được đằm mình với đồng ruộng. Nam nghe mà sướng rơn lên. Thế là bảy năm từ khi ra đời, lúc này em mới có bố ở bên cạnh. Chả trách bà cứ nói cùng Nam. Con chim "có khách" mách nhà ta có khách mà Nam chẳng hiểu gì cả.


CÒN TIẾP ....



TỪ NGUYÊN TĨNH

© CẤM ĐĂNG TẢI LẠI NẾU KHÔNG CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ



TRANG CHÍNH TRANG THƠ ĐOẢN THIÊN BIÊN DỊCH HỘI HỌA ÂM NHẠC