TÁC GIẢ
TÁC PHẨM





. Tên thật Võ Văn Tấn (Võ minh Tấn)
. Sinh năm1964 tại Ninh Thuận,
. Hành nghề tự do (chụp ảnh ...)
. Học xong Cấp III (tốt nghiêp) Tự hoc viết báo
. Các bút danh đã ký trên các báo trong nước : Võ Tấn, Tấn Võ, Võ Minh, Tú Ngân, Thường Dân, Minh vũ ...và hai tên thật )
. Hiện sống tại thị trấn Ninh Sơn Ninh Thuận.

. Giải Thưởng :

. Ảnh triển lãm Báo chí Toàn Quốc 2005
. Giải thi Viết " Sống Vì Cộng Đồng " Báo Tuổi Trẻ 2006.
. Giải Nhất cuộc thi- Giải kinh doanh - Bao Doanh Nhân Sài Gòn 2007



VĂN

CÒ TRẮNG
NGÃ BA PHỐ
TIM ĐÁ
MỘT NỬA SỰ THẬT
ĐỔI ĐỜI
ĐỒNG TIỀN NÓNG
CHUNG QUÊ
NGỘ !!!
VÉ SỐ
TỰ THÚ
ĐÁM MA
OK !!!
XÓM NGƯỜI ĐIÊN
NÓ !!!













Tranh của họa sĩ Hải Triều






NÓ !!!

X óm văn nghệ toàn người “cao niên”, chính xác hơn là ngũ, lục tuần trở lên cả nhưng ai cũng “máu me” văn thơ hết chỗ nói. Có người làm Thơ kiên trì gởi cho báo giới mong “đời có tên mình”. Báo không đăng nhưng người biên tập thấy thương thương trả lời “Chữ thơ kêu rổn rảng mà tứ thơ chìm tẩn đẩu tận đâu”. Bực mình viết thư cho Nó nhờ Nó nói giúp. Báo lại đính chính chia buồn, từ đó Nó như một thần tượng.

Mộng là nhà thơ chưa nổi danh trên văn đàn nhưng nổi cộm ở xóm văn nghệ so với mấy gã nghệ sĩ miệt vườn đồng lứa chỉ “nhúm”người ở thế hệ tứ, ngũ tuần.

Không thể quên được Nó tại sao vậy???. Mộng luôn đặt câu hỏi nhưng không lý giải được vì tâm trí Mộng hằng sâu hình ảnh của Nó, từ những ngày Mộng dạy văn cuối năm lớp 9. Hôm nào có dịp gặp mặt thi hữu Mộng lấy Nó ra khoe:

- Đứa “học trò cũ của tôi” bây giờ đã thành nhà văn, nhà văn chuyên viết truyện ngắn xã hội, viết phóng sự cho Báo giới cực kỳ “nóng”. Có ai đọc được cái truyện gần đây của Nó chưa hà? Chưa đọc hả ? Đến nhà tôi, tôi cho mượn. Tôi rất ưu ái Nó khi còn là một học trò cấp II, nó làm thơ giỏi do tôi “huấn luyện chớ ai”. Đọc báo thấy giới thiệu có sách mới của Vinh Ngôn biết ngay là của Nó viết, tôi tìm mua một quyển. Mới mua tuần rồi mà phải ra tận phố mới có. Thằng này lúc còn đi học trường tôi, tôi cực kỳ thích.!!!...

Cả “nhúm”nghệ sĩ vườn người nào cũng nhao nhao nói theo “trò hơn thầy là tốt phước”. Đỗ ngồi lặng yên lầm bầm: Sao hôm nay lão Mộng ba hoa thế kia chứ?! Cái thằng nhà văn Vinh Ngôn gì đó có liên quan quái gì bữa nhậu mà “pháo” ầm lên. Lúc nào cũng “học trò cũ của tôi – Nó là nhà văn” còn mấy đứa bỏ học giữa chừng đi lượm ve chai không thấy nhắc, mấy đứa ấy chẳng học trường ông đó sao?

- Rót ngay một cối “thưởng”thầy Mộng đã giáo dục được thằng học trò thành đạt. Lại là một nhà thơ có chức “Trưởng nhúm” đầy uy tín phải không các thầy.?! Đỗ xướng.

Dịp này Mộng vừa được đăng hai bai thơ “phong trào” ở tạp chí Văn nghệ địa phương, có chút đỉnh “nhuận bút” nên Mộng dắt thi hữu đi khao trông có vẻ “oách”. Mộng nâng ly hô:

- Chúc mừng. Chúc mừng!

***

Những năm học ở trường Trung học, cô giáo dạy văn có giọng truyền cảm đọc thơ, truyện Kiều làm xúc động lòng nó. Nó học văn có tiến bộ hơn so với hồi học dưới trường thầy Mộng, không nổi bật như các bạn giỏi văn nhưng khó để thầy cô bắt bẻ văn nó viết. Nó bắt đầu một cuộc khám phá viết nhật ký tuổi học trò, âm thầm lặng lẽ viết, viết rất nhiều những kỷ niệm diễn ra hàng ngày của cuộc đời học sinh, viết về thầy cô giáo... Nó kể rõ ràng ràng hồi còn học lớp 9 thầy Mộng dạy văn rất tâm lý, thầy Mộng đã cho Nó một động lực làm người viết văn, coi Nó như học trò “cá biệt môn văn” là để thách thức bản lĩnh “mơ mộng”của nó. Văn Nó viết chân thật từng chi tiết. Nó cảm nhận những lời thầy Mộng hay nặng nhẹ khi còn cấp dưới chỉ vì “kích động tò mò khám phá văn chương của nó”chứ thầy nào có ác ý với học trò.!?!

Ngày Nó vào Đại học Xã Hội Nhân Văn, thầy Mộng nghỉ dạy vì không đi chuẩn hoá. Mộng ở nhà nghiên cứu Kinh Dịch định chuyển nghề làm thầy tướng số lúc tuổi xế chiều và làm thơ. Thỉnh thoảng có thơ đăng được xóm văn nghệ bầu nhóm trưởng. Nó ra trường đi làm Nhà Báo cho một tờ Báo tỉnh lẻ, thấy có năng khiếu văn chương và lòng đam mê nên một đàn anh dìu dắt về thành phố “tạm trú” ở một toà soạn Báo có tên tuổi. Nó ham học hỏi và sáng dạ, nhạy bén với thời cuộc viết một số phóng sự điều tra xã hội chung quanh sự kiện “Tình Nhân Trả Thù” ăn khách thế là người hiếu kỳ theo dõi đồn thổi thành cây bút “nóng” về phóng sự. Rồi Nó cũng có chức nho nhỏ “Thư Ký”.

Im hơi lặng tiếng một thời gian Nó trình làng văn nghệ tập truyện ngắn cực kỳ gây sốc của thế hệ ...X, tác phẩm “Con Cua Hát” bút hiệu Vinh Ngôn gởi tặng thầy Mộng một tập “Kính tặng nhà thơ thầy giáo Trần Mộng – Ký tên học trò cũ Vinh Ngôn” . Mộng như gặp “thánh nhân” sung sướng nghĩ về một ngày...Mộng cất kỹ tập truyện “Con Cua Hát” vào ngăn tủ làm báo vật, dùng làm bằng chứng khi có bạn bè văn nghệ đến nhà “lấy người nổi tiếng doạ thi nhân”. Mộng ra phố tìm mua tập khác để ở ngoài làm quảng cáo về “học trò cũ”.

Cả hai thế hệ văn nghệ, xuất thân Xóm này hôm nay đều “có chức”. Tuy chưa bằng các tác giả có học hàm, học vị đính kèm tâm hồn thi sĩ “ Nhà Thơ” nhưng như vậy cũng đủ “doạ” tâm hồn người yêu văn nghệ xóm.!?. Ngày trước Nó là đứa học trò bị ông Mộng “đì”chí tử không có đường “ngoi”vì nó có cái biệt danh “Vinh mơ mộng” mà thầy Mộng thì không thích cái biệt danh học trò gọi như vậy. Mới học lớp 8, lớp 9 trường cấp II nó là đứa học trò nhiều mộng mơ văn chương trên mảnh đát khô cằn nắng cháy, còn nhiều đứa sáng đi học chiều đi phải chăn bò. Trừ con nhà giàu và gia đình viên chức thuộc giới có chức, người ta hay gọi “con sếp” tụ ba, tụ bảy xem phim Hàn hay chơi game-online. Nó là con nhà nghèo phụ mẹ bán khoai lang ngoài chợ. Nó làm thơ tặng thầy cô giáo, bạn bè đọc chơi nhân dịp này, việc nọ, thơ nó có cảm xúc, có hồn làm rung động nhiều trái tim của trường. Riêng thầy Mộng dạy môn văn kiêng kỵ không được “mơ mộng”, thầy Mộng đã là “nhà thơ”duy nhất của trường, còn cái tên của thầy hơi khó sửa..(!).

Mỗi sáng thứ hai cả trường chào cờ đầu tuần là thầy Mộng có bài thơ tặng đọc ngay trong buổi lễ. Giờ vào lớp thầy Mộng trước khi dạy bài mới thường ngân nga vài câu do tự thầy “rặn” ra chẳng dính dáng gì đến bài vở, học trò thầy nghe riết rồi ghiền, yêu cầu thầy đọc thơ mới liền tù tì. Đứa thì nghểnh tai trố mắt ngơ ngác, đứa a dua miệng cười tay vỗ, đứa thì nước mắt tuôn thật nhưng chỉ là cái cớ “trông mau hết giờ” của tuổi học trò đã thành thói quen khi thầy Mộng lên lớp. Thầy Mộng dạy sao học vậy, ghi chép đầy đủ từng đoạn văn mẫu thầy ra không cho phép thêm bớt lời văn thầy đã viết. Nó thì suy tư nghiền ngẫm từng câu chữ, đôi lúc Nó tỏ vẻ “chán” không nghe “ca” về văn chương sách vở, nó thích mộng mơ suy diễn. Mỗi khi vào giờ thầy Mộng lên lớp Nó cảm thấy như bị tra tấn vì chữ nghĩa của thầy. Chính vì vậy Nó trở thành đứa học trò “cá biệt môn văn” hồi cuối cấp II luôn luôn điểm dưới trung bình. Chương trình học thêm môn văn để thi vào lớp 10 do thầy Mộng phụ đạo vắng Nó. Việc này xôn xao cả trường ai cũng nghe, vậy mà giờ thì ngồi đâu Mộng cũng nhắc, cứ bảo Nó có được như vầy là thành quả của những ngày mình dìu dắt.?

Mộng làm thơ bao nhiêu năm, có cả chục bản thảo mà chưa lần nào ra được tập thơ in, thỉnh thoảng có một vài bài góp mặt trên trang báo địa phương nhân dịp kỷ niệm như 8/3... Nhưng Mộng nổi tiếng nhờ khiếu thuộc rất nhiều thơ cổ, đọc hay ngâm đều tốt, có diễn đạt như nhập tâm, lại là người biết làm thơ sớm so với “nhúm” văn nghệ này nên được giới văn nghệ miệt vườn tôn làm “nhà thơ” đệ nhất của vùng.

Nói về các nhà thơ, nhà văn thế hệ...X thì các Cụ lớn tuổi không quan tâm, chỉ có nhóm văn nghệ cùng lứa với Mộng thì hay phản đối, hay đồng cảm, hay phê bình...Vinh Ngôn là người của địa phương trưởng thành, một vài người trong nhóm có đọc nhưng chẳng mấy ai chú ý lối văn chương “siêu hiện thực”xẻ dọc, cắt xén câu chữ ghép gọn cho là mới, là lạ “ngang như Cua...”. Mộng thì khác, luôn bị ám ảnh câu chữ, mỹ từ khi nhận được cuốn “Con Cua Hát”. Mộng cũng chưa biết “học trò cũ” đang ở Hội Nhà Văn nào chỉ nghe loáng thoáng trong thành phố thuộc nhóm “hiện tượng” đang được chú ý. Mộng chỉ biết có vậy giải thích thì không thể biện chứng được. Các Cụ khó tính nói: “tụi nhỏ bây giờ to còi, thùng phi rỗng”. Nhưng Mộng thì lý lẽ nói “Thế hệ văn chương trẻ dám nói thật cái tôi tìm ẩn?”. Chẳng phân biệt ai đúng ai sai vì các nhà phê bình chuyên nghiệp còn đang lý giải tìm kiếm lộ trình.

***

Trở lại câu chuyện Mộng khoe “học trò của tôi nổi tiếng” mà chưa bạn bè nào đọc tác phẩm “Con Cua hát” tác giả Vinh Ngôn, cả “nhúm” thao thao đăng ký mượn, thầy Đỗ chêm:

- Thế thì con người làm văn nghệ không hát được cái giống đi ngang nói ngược sao hở ông Mộng?

- Nói thế thì ông chả hiểu gì văn chương thế hệ...X rồi! Nó là nhà văn trẻ...??? - Mộng hơi gay cấn.

Các vị khác ngồi im chẳng ai lên tiếng. Thường ngày trong nhóm Mộng là người mạnh miệng hôm nay lại có tí men nên các thi hữu đề phòng cuộc tranh luận chuyển hướng bằng thứ ngôn ngữ chân tay thì khổ lây. Bỗng dưng có người phía sau tấm màn che ngăn của quán lên tiếng:

- Nó bây giờ là “Sếp” của tao đó.

- Ai ???-

- Nó. Vinh Ngôn chớ còn ai!

Nhà thơ đam mê luật đường bút hiệu Chơn Ngôn nảy giờ ngồi một mình ăn phở không ai nhìn thấy, ông lo có sự cố nên góp lời. Mộng dẫu sao cũng là học trò thơ đường luật của Chơn Ngôn nên “dĩ hoà di quí”.

- Nó làm sao mà làm “Sếp” Bác được. Nói vậy tội nghiệp cho con cháu !!! – Mộng bào chữa.

Nhà thơ Chơn Ngôn tuy chưa có tác phẩm nổi danh nhưng là người cao tuổi từng phụ trách Câu Lạc Bộ thơ khi Vinh Ngôn hỉ mũi chưa sạch. Ông nói “Nó mới là con cua sữa”đang bơi với biển mênh mông.

- Xem cái bút danh Nó !!?. Tôi thấy thế!

- Bác nói thế tôi cũng nghiệm ra rồi!. Nó...Nó...Là Nó...!? – Mộng ngọng nghịu làm cả “nhúm” ôm bụng cười.

Tất cả hăm hở mời nhà thơ Chơn Ngôn ngồi cùng bàn cho thêm vui, không ai nhắc về Nó nữa. Mộng đi lấy khăn lạnh cho thầy. Cuộc vui tiếp tục bàn chuyện sắp tới nhà thơ Mộng sẽ ra mắt tập bản thảo thơ thứ ......“Chảy mãi một dòng ...”./.




© Tác Giả và Newvietart Giữ Bản Quyền.

REF: NVA.TN090716.


TRANG CHÍNH TRANG THƠ ĐOẢN THIÊN BIÊN DỊCH NHẬN ĐỊNH ÂM NHẠC