DỊCH GIẢ



. Quê gốc: Đà Nẵng
. Sinh năm 1961 tại Sài Gòn (TP.HCM.)
. Cử nhân ngữ văn Việt & cử nhân Anh văn
. Giáo viên Trường Ngoại ngữ Không Gian TP.HCM.

. Dịch giả Anh - Việt & Việt - Anh: đã biên dịch hơn trăm tập sách (có đầu sách gồm 5, 7 tập).

. Sáng tác Truyện Thiếu Nhi:

. Chuyện Cổ Tích Của Vườn - tác phẩm đoạt giải A trong cuộc vận động sáng tác của Nxb. Trẻ Tp.HCM.

. Văn Học Thiếu Nhi Vì Tương Lai Đất Nước , lần thứ nhất, 1993.

. Nhạc Giữa Trời , đoạt giải A Nxb. Kim Đồng, 1995.



TRUYỆN

NHẠC GIỮA TRỜI - Kỳ thứ Nhất (1, 2,3)
NHẠC GIỮA TRỜI - Kỳ thứ Hai (4, 5,6)
NHẠC GIỮA TRỜI - Kỳ thứ Ba (7, 8,9,10,11)
NHẠC GIỮA TRỜI - Kỳ thứ Tư (12, 13,14,15)
NHẠC GIỮA TRỜI - Kỳ thứ Năm - Kết (16, 17,18,19, 20)
CHUYỆN CỖ TÍCH CỦA VƯỜN - Kỳ thứ Nhất (1,2,3)
CHUYỆN CỖ TÍCH CỦA VƯỜN - Kỳ thứ Hai (4,5,6)
CHUYỆN CỖ TÍCH CỦA VƯỜN - Kỳ thứ Ba (7,8,9,10)
CHUYỆN CỖ TÍCH CỦA VƯỜN - Kỳ thứ Tư (11,12,13,14)
CHUYỂN DỊCH 5 TRUYỆN CỰC NGẮN CỦA NGUYỄN LÂM CÚC
SISTER, AND BROTHER, AND…
LEVAN





TÁC GIẢ



. Sinh năm 1949
. Tại Bến Tre - Nam Viêt Nam.

. Hiện sống và làm việc tại Paris Pháp .



















 







chuyển dịch truyện


LE VAN

There were only three more days and TET holidays would come. That afternoon of the end of the year, as her habit, Kim cleaned up the house, put all of commercial papers and old magazines that Kim’s husband had read… into two big carton boxes to throw them.

In summer, the weather was nice, Kim usually put old papers into a nylon bag, crossed the street and went into a public parking lot. There were two big trash cans of the hygiene service of the city – used for collecting papers and bottles, people could bring them away and reuse them. But that day, the weather in winter was grey and cold. Snow had fallen the night before and it didn’t melt yet. The street was dirty and slippery, so Kim had to drive her old small car which she had used to take the youngest son to school and pick him up… when he still was at home. She stopped her car near two blue big plastic trash cans. Both of them were square, about two cubic meters. On each trash can, there was a hole in front of it and behind it with the word PAPERS or BOTTLES.

Kim opened the car’s rear door, took out some piles of papers, checked them carefully then put them into the trash can. While she was doing that, a white car ran toward her and stopped at the trash can for bottles .

“Bonjour Madame,” a man got off his car, said to Kim.

“Bonjour Monsieur,” Kim answered him politely but she kept doing her work.

It turned out he was an old French man with his tall and thin body. He opened the car’s rear door, took out and threw the bottles into the trash can one by one.

“Last night was Saturday, perhaps he had a party!”, Kim thought.

The sound of broken glasses stirred the quiet air. Kim continued doing her work patiently though now she didn’t pay attention to what she was doing.

The old French man closed the car’s rear door then came toward her.

“May I help you?”, he said.

This time Kim looked up, observing the old French man carefully: He had a bright face with glasses; simple but correct clothes with a black felt coat, a black felt hat on his head and a woollen scarf. His smile had something that Kim couldn’t describe but it was rather familiar to her…

Kim usually met some gallant old French men but she still feared this man’s gallantry.

“No, thank you. I must check them carefully before throwing them,” she said. “Once, my husband went out to take the mails in. Mails were blended with commercial papers, so he threw all into the nylon bag… Luckily, I checked them and found a letter for paying tax.”

He smiled and still stood next to her.

“Another flirtatious French man! Why don’t you get in the car and come back home instead of standing here, talking nonsense?”, Kim mumbled.

She continued doing her work.

“Where are you from?”, he suddenly asked her.

“Oh mygod! Please help me! I had a customer…,” Kim thought.

“I’m Vietnamese!”, she checked the newspapers, answering with a sharpish tone.

“So… I guess right,” the old man hesitated. “I’m Vietnamese, too…!”.

This time Kim stopped doing her work, she looked at the man to look for some Vietnamese figures on his face. “I tell you the truth. My father was a Vietnamese. He was from Hà Nội,” he smiled friendly.

After that he took off his glasses so that Kim could regconize him as a Vietnamese.

Kim smiled… Ah! His big eyes were brown, but slanted, and… yeah, the smiling face, that was something very Vietnamese style…

“But I got only 30% from him…”

Both of them smiled. The sound of their laughters suddenly made the cold air become warmer.

“My name is Levan… Levan Vincent. My Vietnamese name is Đức,” the Vietnamese-French introduced himself naturally. “I used to have a doctor office at number 5, Victor Hugo Boulevard, but I retired three years ago, at the same time with dentist Trần… You know dentist Trần?”

“Yes. I already came there to fix my teeth,” she answered.

“Actually no one knows I’m Vietnamese, because my name Lê Văn is written sticking together, and it doesn’t have Vietnamese marks, so people just say Levan. Maybe they think I’m from Holland or Belgium!”

“When did you come here?”, Kim asked curiously.

“My father came here to study medicine. He met my mother who was a nurse, working in the same hospital… I was born when my father still had one year to graduate,” Le Văn said, smiling. “My mother graduated earlier therefore she had to work to feed my father and I.”

“Oh, he has something the same as my Ha Noi husband. He always likes joking,” Kim thought.

“You have sisters or brothers?”

“I had a younger sister, she died nearly twenty years ago because of cancer.”

“I’m sorry to hear that. And… how about you?”

“I have two children: The oldest son is forty years old, got married, and he has two children; one is eight and one is nine. He’s working at the City Hall. The youngest daughter is thirty four years old, works as an ophthalmologist, got married but she doesn’t have children,” he stopped a little then continued with a pride tone. “My daughter’s name is Lê Văn Kim Julie, it’s written by Vietnamese marks. My father had left this name before he passed away. He desired a grand-daughter with a name Kim, my grandmother’s name…”

“My name is Kim, too. Hải Kim, it means “gold in the sea”, Kim looked at him, smiling.

“Ah, an interesting concidence! My grandfather’s name is Hải… That means you have two names. Hải and Kim,” he patted on Kim’s shoulder naturally.

“How long have you been here?”, Lê Văn asked her with a serious tone.

“In 1983… on a ship - the boat-people. Twenty years went very fast.”

“So… you were Boat People? Really brave… How was your family?”

“A French ship saved us when we were in the high seas. My husband wanted to live in France because he didn’t like America. Besides, he was from Hà Nội, effected by French culture when he was at school.”

“Now where does he work?”

“My husband works for a food company. Luckily, he knows a little French and he has a Certificate of Chemistry. After working there for a while and after finishing some courses, he is considered as a true expert.”

“How many children do you have?”

“We have five. Four daughters, one son. When we left Vietnam, we took four children to go with us. Here, we have one more son, and he was born in Bordeaux… I think, I’m rather old, don’t know much French, and the government supports us by giving money as much as the salary of a worker… so I stay home, take care of the family, cook rice, take the children to school…

Lê Văn looked at Kim, smiling.

“Though my children came here rather late, they tried to learn hard, and all of them graduated from universities and now they have good jobs. About the son was born in Bordeaux, now he’s a junior at UTC*. My daughters got married, and all of my sons-in-law are French. I have three grandchildren. They speak Vietnamese very well, and they know how to eat “mắm chưng”. Oh I have a Certificate of France. It’s a driver’s license,” Kim said with a joking tone.

“I feel happy for you,” Lê Văn said. “Ah, I want to introduce something to you. My mother, my wife, and my daughter know how to make spring rolls, fry rice, cook meat with fishsauce… On weekend, we usually cook “phở”. Do you think I pronouce the word “phở” clearly?”, he laughed proudly because he could speak the word “phở”.

“My house is near the train station. They move the trash cans to repair the street, therefore I must come here to throw these bottles. But thanks to that we meet each other. I guess your house is near here?”, he continued.

“Yeah, I live across this treet. If you take a walk, you’ll just pass a short cut and then you come to my house. If you drive a car, you’ll have to pass the traffic lights, then turn right about two hundred meters…”

“I would like to invite you and your husband to come to my house, enjoy my “phở” cooking.”

After that, Lê Văn naturally put his hand into one pocket then took out his wallet. He looked for a name card and gave it to Kim.

“Thank you”.

Kim stopped doing her work, took his card, glanced at it then put it into her pocket.

“Please give me your phone number so that we could contact each other easily.”

“Ok. But do you have a pen?”

Lê Văn gave her a pen and a small notebook.

“You write it down here, with Vietnamese writings please.”

Kim looked for the alphabet A, B, C… then K. After writing her name, phone number and address, she gave it back to him.

“Do you celebrate Vietnamese Tết?”, she asked.

“Yes. My father was from Hà Nội, he always kept and protected Vietnamese customs. You know, when he came here, there wasn’t much Vietnamese food like the present. He had to write letters back to Vietnam, asking for the ways of cooking Vietnamese food. He made “bánh chưng” by himself. He made “bánh chưng” with a wooden frame. But there were only three days of Tết! He also bought red papers to make small envelops. He put lucky money into them and gave them to all members of the family. I still keep those red envelops.”

“Do you know why I throw all of the trash?”, Kim asked with a thrilling tone.

“Ah… throwing old trash of old year… cleaning the alter… changing the urn… preparing to celebrate new year…,” his voice was getting softer and sadder. “Just one thing I can’t do like my father, that was celebrating the new year’s eve. Besides, I still keep everything he did to me for my children…”

“There are only three more days and Tết holidays come! Wednesday, 9th February. Do you know what animal of new year is?”, Kim said as if she wanted to remind him.

“Chicken. I told you I’m Vietnamese!”

“I’m sorry. Have you ever come back to Vietnam?”

“After I had retired in 2002, I and my wife and my daughter and her husband came back to Vietnam. Basing on the letters that my father had left, we came back to Hà Đông to visit my ancestors’ graves. I repaired everything then I built a fence to protect them. On that occasion, my daughter and her husband visited some hospitals in Hà Nội. They volunteered to come back there every year to help them.”

“Oh, she’s very kind-hearted.”

“It’s nothing. Because she takes care of her compatriot. .”

After putting two last newspapers into the trash can, Kim closed the car’s rear door, took off her gloves. Lê Văn also did that at the same time. Then they squeezed their hands.

“I’m very glad listening to your story. On the occasion of Tết holidays, I sincerely wish you and your family have a healthy and happiness new year!”, Kim said.

Lê Văn’s hand still squeezed Kim’s small hand.

“Chuc mung nam môi… Dôi dao sức khoe…”, he answered with a slightly different accent from that of Vietnamese. Kim felt her eyes being stung, as if they had got some dust… She tenderly took her hand off his hand.

“Good bye. Maybe next time.”

“Yes. I’m sure we will meet together. Please come to enjoy “phở” with our family!”

“Ok. We will.”

Kim got into her car, started the engine, let the car run slowly.

Standing alone in the empty parking lot, Lê Văn raised his hand to wave at her goodbye. It was getting late. The white snowflakes as tiny as the grains of rice began falling again.

Le Văn’s voice suddenly echoed in her mind: “I’m Vietnamese, too!”

*U.T.C = Université de Technologie de Compiègne. It’s the state university teaching science, culture, and profession. It’s in Compiègne city, 60 km North from Paris.

chuyển ngữ





LÊ VĂN

Chiều nay, chỉ còn 3 ngày nữa là đến Tết.
Theo thông lệ cuối năm, Kim dọn dẹp nhà cửa, xếp những sấp giấy quảng cáo chợ búa, quán hàng...và những tờ tạp chí mà chồng Kim đã đọc vào hai hộp carton lớn để đem đi bỏ .
Mùa hè, trời nắng đẹp, Kim thường xếp giấy vào túi ni lông, đi bộ sang bên kia đường nơi một bãi đậu công cộng có đặt hai chiếc thùng dành cho việc thu lượm giấy và thủy tinh của sở vệ sinh thành phố, bỏ vào đó để người ta mang đi xử dụng lại. Nhưng hôm nay, trời đã vào đông, u ám, lạnh . Tuyết mới xuống tối hôm qua, từ sáng đến giờ vẫn chưa kịp tan. Đường phố vừa trơn lại vừa bẩn, Kim phải chở hộp carton chứa giấy bằng chiếc xe cũ nhỏ mà trước đây nàng xử dụng để đưa đón đứa con trai út đi học hàng ngày khi nó còn ở nhà.

Ngừng xe trên bải đậu gần hai chiếc thùng bằng nhựa màu xanh thật lớn vuông vức chừng 2 mét khối, phía trước và phía sau có 2 lỗ rộng khoảng 30 centimét, trên mỗi thùng ghi chú rõ rệt để bỏ giấy báo, thủy tinh.
Kim mở cao cửa phía sau xe, lấy những sấp giấy hoặc báo, kiểm soát cẫn thận rồi từ từ bỏ vào chiếc thùng chứa .
Kim đã bỏ được chừng hơn 2/3 hộp giấy, một chiếc xe hơi nhỏ màu trắng đục chạy trờ tới, ngừng lại trước thùng thu lượm thủy tinh bên cạnh. Một người bước ra khỏi xe, lên tiếng chào Kim :
- Bonjour Madame (Chào bà) .
Kim thoáng nhìn nhưng vẫn tiếp tục việc làm và theo phép lịch sự đáp lại :
- Bonjour Monsieur (Chào ông).
Người chào Kim là một người Tây, già, dáng cao gầy. Người Tây già quay lại mở cửa xe, lấy từng chai thủy tinh vất vào thùng . Kim nghĩ :
- Chắc tối qua, thứ bảy, có tiệc tùng nhậu nhẹt gì đây !
Tiếng thủy tinh vỡ dòn trong bầu không khí vắng vẻ.
Kim cúi xuống tiếp tục kiên nhẫn lần lượt bỏ báo tuy đầu óc nàng cũng không còn thật sự chăm chú đến việc mình đang làm.
Người Tây già đã bỏ hết những chai thủy tinh , đóng cửa xe phía sau, bước đến gần Kim lên tiếng :
- Tôi có thể giúp bà được không ?.
Lần này thì Kim ngẩng lên quan sát chăm chú người Tây già : Gương mặt sáng sủa với đôi kính trắng, y phục giản dị nhưng chỉnh tề với chiếc áo manteau dạ đen khoác ngoài, đầu đội chiếc nón bằng nỉ cũng màu đen, cổ quàng một chiếc khăn len. Nụ cười của người Tây già này như có một điều gì đó mà Kim không thể diễn tả được nhưng lại có những nét khá thân quen...
Thỉnh thoảng Kim cũng gặp mấy ông Tây già ga lăng nên nàng cũng vẩn e ngại sự ga lăng của người Tây già này.
- Không, tôi cảm ơn ông. Tôi phải kiểm soát nó trước khi liệng bỏ.
Kim nói tiếp :
- Có một lần, ông chồng tôi ra lấy thư, thư lại lẫn lộn trong những tờ báo quảng cáo, ông ấy liệng tất cả vào túi ni lông...May qúa, tôi kiểm soát lại thì thấy có một lá thư gọi đóng thuế.
Ông Tây già mỉn cười nhưng vẫn đứng gần Kim. Kim lầm bầm :
- Lại gặp một ông Tây dê sồm ! Đã liệng xong rồi sao chưa chịu về mà còn đứng kiếm chuyện vớ vẩn !.Nàng lại cúi xuống với công việc đang làm.
Chợt người Tây già lên tiếng :
- Bà người gốc gì ?
- Cha nội ơi thật khổ cho con, hôm nay trúng mối ... Kim thầm nghĩ. Vẫn tiếp tục kiểm soát những tờ báo, nàng hơi sẵng giọng :
- Người Việt Nam.
- Tôi đoán không sai mà .
Một thoáng ngập ngừng, người Tây già tiếp tục :
- Tôi cũng là người Việt Nam như bà...
Lần này thì Kim ngừng hẳn tay lại ngẩng nhìn ông Tây để tìm trên khuôn mặt ông xem có những nét Việt Nam nào như ông vừa nói không .
Người Tây già cởi mở cười :
- Tôi nói thật đó. Ba tôi là người Việt gốc Bắc ...Hà Nội. Vừa nói ông vừa gỡ cặp mắt kính xuống như để Kim dễ nhận ra ông là người Việt Nam.
Kim cũng cười...À ! đôi mắt to màu nâu đậm nhưng một mí lót và...đúng rồi cái nét của nụ cười, cái nét khó diễn tả của người có máu Việt Nam...
- Tôi chỉ nhận ra được có 30 %...
Cả hai cùng cười. Tiếng cười dòn tan bỗng như làm khoảng không gian lạnh chợt trở nên ấm áp .
Người "Tây - Việt" giới thiệu một cách thật tự nhiên :
- Tôi tên là Levan...Levan Vincent, tên Việt Nam là Duc...Đức. Trước đây tôi có phòng mạch ở số 5 đại lộ Victo Hugo nhưng tôi đã về hưu cách đây 3 năm rồi , về cùng một lượt với nha sĩ Trần... Bà biết nha sĩ Trần không ?
- Dạ có. Tôi có đến làm răng .
- Thật ra thì không ai biết tôi là người gốc Việt Nam vì chữ Lê Văn viết dính vào nhau mà lại không có dấu như chữ Việt nên đọc là Levan. Chắc họ nghĩ tôi là người gốc Hoà Lan hay Bỉ gì đó !
Kim tò mò hỏi :
- Như vậy ông qua đây lúc nào ?
- Ba tôi sang đây du học về ngành y, gặp mẹ tôi là y tá làm chung bệnh viện...Tôi chào đời lúc ba tôi còn 1 năm nữa mới ra trường. Mẹ tôi ra trường trước đi làm nuôi hai cha con tôi. Ông Lê Văn vừa nói vừa cười.
Kim nghĩ : Thật đúng là gốc Bắc kỳ như ông chồng Hà Nội của mình, lúc nào cũng thích diễu đùa.
- Ông còn anh chị em không ?
- Tôi có một cô em gái nhưng đã mất cách đây gần 20 năm vì bệnh ung thư.
- Xin được chia buồn cùng ông . Phần ông ?
- Tôi có 2 người con : Người con trai lớn gần 40 tuổi đã lập gia đình có được 2 đứa cháu nội lên 8 và 9 tuổi. Hiện nó đang làm việc ngoài thị sảnh mình đây...Và người con gái, 34 tuổi, đã tốt nghiệp bác sĩ nhãn khoa có gia đình nhưng chưa có con cái gì.
Ông Lê Văn tiếp tục với giọng nói có vẻ hãnh diện :
- Tên con gái tôi là Lê văn Kim Julie...viết rõ rệt theo chữ Việt Nam...Tên này do ba tôi để lại trước khi ông qua đời vì ba tôi muốn có một đứa cháu gái tên Kim, tên của bà nội tôi...
Kim nghiêng đầu cười nhìn ông Lê Văn:
- Tôi cũng là Kim...Hải Kim...vàng dưới đáy biển...
Ông Lê Văn tự nhiên, vỗ nhẹ vai Kim :
- Một trùng hợp lý thú ...Tên ông nội tôi là Hai...Hải ...Bà có hai tên...Hai...Hải Kim.
Ông Lê Văn nghiêm giọng :
- Bà sang đây được bao lâu rồi ?
- Tôi sang năm 1983...tôi đi bằng tàu....hai mươi năm trôi qua thật nhanh...
- Như vậy bà là Boat People ?...Can đảm thật...Gia đình bà thế nào ?
- Tàu Pháp vớt chúng tôi ở ngoài khơi, ông chồng tôi xin đi Pháp vì ông ấy không ưa Mỹ hơn nữa ông ấy cũng là người Hà Nội chịu một chút ảnh hường văn hoá Pháp khi đi học.
- Thế ông ấy đi làm ở đâu ?
- Trong một công ty sản xuất thực phẩm. Cũng may là ông chồng tôi có chút vốn liếng tiếng Pháp và cái bằng chuyên viên hoá học nên sau một thời gian làm việc và được tu nghiệp vài khoá chồng tôi được công ty coi như một chuyên viên thực thụ.
- Bà có mấy cháu rồi ?
- Chúng tôi có được 5 đứa : 4 gái, 1 trai. Khi ra đi chúng tôi dẫn theo 4 cháu. Sang đây chúng tôi may mắn có thêm 1 cháu trai...đẻ tại Bordeaux...Phần thì lớn tuổi phần thì chữ Tây không giỏi, hơn nữa nhà nước cho tiền trợ cấp gia đình để nuôi con cũng gần bằng tiền lương một người đi làm nên tôi ở nhà lo chợ buá, cơm nước, đưa đón các con ...
Ông Lê Văn nhìn Kim cười.
- Tuy các cháu qua đây hơi trễ nhưng cũng chịu khó học nên tất cả đều đã ra đại học và đi làm. Còn thằng bé sinh tại Bordeaux thì nay cũng học năm thứ 3 tại UTC* . Các cháu gái đã lập gia đình...Rể tôi là...Tây hết ông ơi. Tôi cũng có 3 đứa cháu ngoại. Từ rể đến cháu đều học nói tiếng Việt giỏi lắm...mà chúng nó còn biết ăn mắm chưng nữa ông ạ.Tôi cũng có được một cái bằng Tây...bằng lái xe ông ạ. Kim đùa.
- Tôi thành thật mừng cho bà. Rồi như để khoe với Kim Ông Lê Văn nói :
- À, tôi cũng giới thiệu với bà : Mẹ tôi, vợ tôi, con gái tôi biết làm chả giò ngon số 1, làm cơm chiên, cơm thịt kho ....Mỗi cuối tuần nhà tôi nấu một nồi phở...Bà nghe tôi nói chữ phở rõ ràng không ? Ông lại cười hãnh diện vì nói rõ được chữ "phở".
Ông Lê Văn tiếp :
- Nhà tôi gần gare xe lửa, bên đó đang sửa chữa đường, mấy cái thùng chứa giấy và thủy tinh dời đi chỗ khác nên phải chạy đến đây nhờ thế mà chúng ta được gặp nhau .Chắc bà cũng ở gần đây ?
- Tôi ở ngay bên kia đường, nếu đi bộ thì chỉ cần qua một đường tắt, nhưng đi xe phải chạy đến đầu con lộ này tới đèn xanh đèn đỏ , rồi cứ thế quẹo tay phải khoảng 200 thước.
- Hôm nào tôi phải mời ông bà đến thưởng thức tài nghệ nấu phở của tôi mới được... Nói dứt câu, rất tự nhiên, ông Lê Văn lục trong túi manteau, mở bóp tìm một tấm danh thiệp trao cho Kim.
- Cảm ơn ông .
Kim dừng tay , nhận tấm thiệp của ông Lê Văn , liếc đọc thật nhanh rồi cất vào túi áo của nàng .
- Bà cho tôi số điện thoại của bà để chúng ta dễ liên lạc với nhau.
- Vâng. Xin lỗi ông có bút ?
Ông Lê Văn rút trong túi cây bút và cuốn sổ tay nhỏ trao cho Kim:
- Xin bà ghi vào đây...viết bằng chữ Việt nhé.

Tìm theo mẫu tự A,B,C...K...rồi ghi tên, địa chỉ và số phone, Kim trao lại cho ông Lê Văn hỏi :

- Thế ông có biết Tết Việt Nam không ?
- Có chứ . Ba tôi là người Hà Nội mà, bảo vệ phong tục Việt Nam ghê lắm. Bà biết là lúc ba tôi sang đây làm gì có chợ búa thức ăn Việt Nam như bây giờ. Ba tôi viết thư về bên đó hỏi cách làm thức ăn Việt Nam. Ba tôi tự gói bánh chưng để cúng Tết...Ông gói bằng một cái khuôn gỗ...Nhưng Tết chỉ 3 ngày thôi...Ba tôi còn mua giấy đỏ về làm phong bì nho nhỏ để mừng tuổi cho người trong nhà. Tôi vẫn còn giữ những phong thư đó ...

Kim cảm động hỏi tiếp :

- Thế ông có biết tại sao tôi đi liệng rác không ?
- À...vứt bỏ những rác cũ, của năm cũ, lau dọn bàn thờ thay lư hương...chuẩn bị đón năm mới...
Giọng ông bỗng chợt buồn buồn :
- Có điều tôi không làm được giống ba tôi là đầu năm đón Giao Thừa...còn tất cả những gì ba tôi cho tôi tôi vẫn giữ cho các con cháu tôi...
Kim đáp nhẹ như muốn nhắc nhở ông Lê Văn:
- Còn 3 ngày nữa là đến Tết ! Thứ Tư - 9/2. Ông có biết năm mới là năm con gì không ?
- Con gà. Tôi đã nói với bà tôi là người Việt Nam mà !.
- Xin lỗi ông. Ông đã về Việt Nam lần nào chưa ?
- Cả hai vợ chồng tôi và vợ chồng cô con gái về năm 2002 sau khi tôi vừa nghỉ làm phòng mạch. Căn cứ theo thư từ ba tôi để lại lúc còn sống, tôi về Hà Đông thăm mồ mả ông bà cố, ông bà nội tôi. Tôi cũng sửa sang lại tất cả rồi xây rào xung quanh. Cũng dịp này, vợ chồng cô con gái tôi đến thăm các bệnh viện ở Hà Nội và tự nguyện mỗi năm cả hai vợ chồng nó về giúp miễn phí.
- Cô ấy có lòng qúa.
- Tự nhiên mà, nó chăm sóc cho đồng bào nó mà.

Bỏ vào thùng hai tờ báo cuối, Kim đóng cửa sau xe , tháo găng tay, cùng lúc ông Lê Văn cũng rút tay ra khỏi chiếc găng đang đeo, 2 bàn tay siết chặt :
- Tôi rất hân hạnh được nghe chuyện của ông. Nhân dịp sắp bước sang năm mới tôi xin chân thành chúc ông và gia quyến một năm sức khỏe dồi dào , tràn đầy hạnh phúc.

Bàn tay ông Lê Văn siết chặt bàn tay nhỏ bé của Kim. Ông Lê Văn nói tiếng Việt Nam với giọng lơ lớ :
- Chuc mung nam môi
Dôi dao sức khoe...

Như có một hạt bụi nào rơi vào mắt, Kim chợt thấy cay cay... Nàng rút nhẹ bàn tay ra khỏi tay ông Lê Văn :
- Xin chào ông , hẹn sẽ gặp ông lần tới...
- Vâng, chắc chắn mình sẽ gặp lại...Nhớ đến ăn phở với chúng tôi nhé!.
- Vâng nhất định vợ chồng chúng tôi sẽ đến thăm ông bà.

Kim mở cửa xe, đề máy, xe từ từ lăn bánh.
Trên bải vắng xe , ông Lê Văn vẫn đứng giơ tay ra dấu vãy chào Kim.
Chiều đã xuống, những hạt tuyết trắng nhỏ như những hạt gạo cũng vừa bắt đầu nhẹ nhàng rơi trở lại.
Trong tâm trí Kim văng vẳng câu nói của ông Lê Văn :

- Tôi cũng là người Việt Nam như bà !.




© Cấm Trích Đăng Lại
Nếu Không Được Sự Đồng Ý Của Các Tác Giả và Việt Văn Mới .



TRANG CHÍNH TRANG THƠ ĐOẢN THIÊN BIÊN DỊCH NHẬN ĐỊNH ÂM NHẠC