TÁC GIẢ
TÁC PHẨM







. Tên khai sinh là Triệu Công Tinh Trung.
. Sinh ngày 09 tháng 4 năm 1947 tại Sa Đéc, Đồng Tháp. Sống ,đi học,làm việc tại Sài Gòn từ năm lên bảy đến nay;

. Triệu Từ Truyền in tập thơ đầu vào tuồi 15 (tình phượng 15), tập thơ thứ hai vào tuổi 18 (đêm lên cơn dài ), có nhiều thơ đăng trên các báo văn nghệ của Sài Gòn với bút danh Triệu Cung Tinh vao những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20.

. Tổng thư ký Tổng đoàn học sinh Sài Gòn, (Nguyễn Chơn Trung là chủ tịch ).Niên khóa 1964-1965

. Biên tập bán tuần san Vùng lên của hội đồng chỉ đạo thanh niên học sinh, sinh viên (kiến trúc sư Nguyên Hữu Thái là chủ bút)

. Chủ biên đặc san học sinh (1964-1965), nguyệt san Đất Đứng (1965), chuyên san thơ Bộ Lạc Mới (1966).

. Chủ biên các tạp chí Bông Trang của Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh Sông Bé (1991 - 1992); Chuyên san thơ Gieo & Mở (NXB Đồng Nai -1995), Kiến thức phổ thông (1988), Nguyệt san giáo dục (2002- 2003) và Trưởng ban biên tập nguyệt san Dân Trí thuộc hội khuyến học Việt Nam(2004).

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN :

. Đêm lên cơn dài-bộ lạc mới - Thơ - (1965), nhà xuất bản do Triệu Cung Tinh, Nguyễn Tôn Nhan, Từ kế Tường…chu trương;

. Bên dòng Măng Thít - Thơ - Hội VHNT Cửu Long(1986)
. Dật dờ trong dương -Thơ - NXB Văn nghệ TP. HCM(1990)
. Mảnh vở hồn nhiên -Thơ - NXB trẻ(1994)
. Va chạm như không -Thơ - NXB Văn học- Hà Nội (1999)
. Tuyển Thơ (song ngữ Việt – Pháp) NXB trẻ(2001)
. Mặt Cắt Cõi Ngoài - Thơ -NXB Thanh Niên Hà Nội (2006)
. Truyện dài ; Tương Tác NXB Văn học –Hà Nội (2005)











SỐNG, DÒNG CHẢY


Trẻ thơ chờ đợi ngày Tết, để bắt gặp vui chơi, và mau lớn. Người lớn e ngại vào Xuân với biết bao lo toan và sợ mau già. Các bạn trẻ thì sao?

Vào Xuân có Tết, là những cột mốc của thời gian. Con người còn đặt ra nhiều cột mốc khác trên dòng chảy của thời gian như: sinh nhật, quốc khánh, đáøm giỗ, v.v…

Thực chất của cột mốc đó là gì? Phải chăng là những tương tác giữa người với người, giữa đám đông và cá thể. Những biến cố hiển nhiên trong cuộc sống ấy không đơn giản có trước có sau như mỗi người nhìn thấy. Trước hay sau là do góc nhìn của người quan sát. Người đi bộ lề phải sẽ thấy điểm đến của mình chính là nơi bỏ đi của người bên lề trái. Con đường tự nhiên và con đường lịch sử có khác nhau chút ít, song suy đến cùng đều là dòng sống có chảy xuôi lẫn chảy ngược.

Cho đến nay mỗi bạn đều có rất nhiều lời chỉ giáo của thế hệ cha anh, để sống một cuộc đời có ý nghĩa, không uổng phí. Tất cả các lời khuyên đều hấp dẫn và hợp lý, các bạn làm đúng để trở thành nhân tài, anh hùng hoặc ít ra là một công dân ưu tú.

Tuy nhiên, cái bí quyết để sống để tồn tại và phương pháp để trở thành người thì không ai dạy cho ai được.

Ở thế kỷ 19, một triết gia phương Tây có nói: “Bạn hãy trở thành con người của chính bạn” (Deviens ce que tu es), nghĩa là một cá thể không nên bị nô dịch bởi một cá thể khác, vì mỗi người xét về mặt vật thể là một dòng năng lượng riêng, có cơ cấu nguyên tử và những hạt hạ nguyên tử khác biệt trong chuyển động và hấp thụ những hạt vũ trụ xa lạ. Nên mỗi người có một tương tác phản vật chất khác, dẫn đến tư duy riêng và tâm linh càng cá biệt, nên dân gian nói có số phận.

Hiểu hết nguồn cội này, các bạn đừng vội cho rằng: vậy phải sống theo định mệnh an bài hoặc sống lập dị. Đây là một gợi mở để các bạn tự tin chọn lựa nghề nghiệp của mình, hướng phấn đấu của riêng mình chứ không phải bắt chước theo người khác một cách mù quáng. Đôi khi trọn đời là tay sai cho kẻ khác. Bởi vì hai cá thể giống nhau tuyệt đối đến đâu, nhưng trong quá trình dịch chuyển vẫn bị thâm nhập vô số các hạt vũ trụ mới dẫn đến nhiều hệ quả, do xác xuất khác biệt.

Vì vậy, xã hội không phải là một bức tường mà mỗi người là một viên gạch cá nhân, càng không phải là một viên gạch được gỡ ra khỏi bức tường sụp đổ. Trong xã hội, cá thể không thể tồn tại duy nhất được.

Vât lý nguyên tử chứng minh rằng vũ trụ không xuất hiện như một guồng máy cơ khí gồm các đơn vị nhỏ hợp thành, mà như một tấm lưới đan dệt lẫn nhau, cuốn nguyện chằng chịt vào nhau. Hơn nữa, vũ trụ là biến hoá liên tục từ vật thể này sang vật thể khác, có thể gọi là điệu múa, vũ khúc của dòng năng lượng bất tận. Nên, sống chính là dòng chảy. Nếu Electron (âm điện tử) có thể tồn tại ở dạng hạt và có thể xuất hiện như một sóng thì một anh hùng hy sinh cho dân tộc đã sống bằng xương bằng thịt và sẽ sống bằng tâm linh, đâu có gì khác nhau !

Hiện vật của Thăng Long ngàn năm xưa đã hiện lên như mắt lưới của tấm lưới lịch sử Việt Nam. Biết đâu chính cái chén (bát) của Lý Thường Kiệt từng sử dụng, Nguyễn Trãi lại dùng như một món đồ cổ và bạn tin không, bạn có thể đổ đầy cơm vào cái chén ấy chứ ? Thời gian cũng không có thật với tâm linh, nên các cột mốc đồng hiện lên thành nhiều mắt lưới.

Dòng chảy không sợ thác ghềnh chỉ sợ cạn nước. Bạn nên sợ không là chính mình như dòng sông sợ cạn nước.

Trong tập tản văn
NHỮNG CHỮ QUA CÂU TÂM LINH






TRANG CHÍNH TRANG THƠ CHUYỂN NGỮ BIÊN DỊCH NHẬN ĐỊNH ÂM NHẠC