TÁC GIẢ
TÁC PHẨM





TỪ NGUYÊN TĨNH

. Tên thật là Lê Văn Tĩnh .
. Sinh ngày 18 tháng 11 năm 1947
. Tại Bàn Thạch, xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
. Hiện sống tại Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa,
. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1994).
. Tổng Biên Tập Tạp Chí Xứ Thanh- Hội Văn Nghệ tỉnh Thanh Hoá .

. TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN :

. Hàm Rồng ngày ấy (ký sự viết chung, tập 1 in 1984, tập 2 in 1978);
. Mối tình chàng Lung mù (tập truyện ngắn, 1991);
. Gã nhà quê (tập truyện ngắn, 1992);
. Mảnh vụn chiến tranh (tiểu thuyết, 1993);
. Không thành người lớn (tiểu thuyết, 1995).

. GIẢI THƯỞNG :

- Giải thưởng văn học: Mối tình chàng Lung mù (tập truyện ngắn)
- Giải thưởng Hội đồng văn học về đề tài chiến tranh và lực lượng vũ trang Hội Nhà văn;
- Giải thưởng văn học tỉnh Thanh Hóa - Mẹ (truyện ngắn),
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Sông Hương 1993;
- Giải thưởng Hội Văn nghệ Thanh Hóa 1993; Gã nhà quê (tập truyện)
- Giải thưởng Hội Văn nghệ Thanh Hóa 1994. Mảnh vụn chiến tranh (tiểu thuyết)





TRUYỆN NGẮN

MẸ

MÙA YÊU ĐƯƠNG

VỢ CHỒNG XE TRÂU

CÁI THỜI KHÓI LỬA

ĐÀN BÀ





TIỂU THUYẾT


CON THUYỀN MỒ CÔI Phần I - Chương 1-6

CON THUYỀN MỒ CÔI Phần 2 - Chương 7-10

CON THUYỀN MỒ CÔI Phần 3 - Chương 11-15

CON THUYỀN MỒ CÔI Phần 4 & 5 - Chương 16 - 20

CON THUYỀN MỒ CÔI Phần Kết - Chương 21 - 23

CÕI NGƯỜI - Chương 1 - 5

CÕI NGƯỜI - Chương 6 - 10

CÕI NGƯỜI - Chương 10 - 15

CÕI NGƯỜI - Chương 16 - 20

CÕI NGƯỜI - Chương 21 - 25

CÕI NGƯỜI - Chương 26 - 40

CÕI NGƯỜI - Chương 41 - 45

NƯỚC MẮT QUÂN VƯƠNG >

CÕI NGƯỜI - Chương 46 - 50

CÕI NGƯỜI - Chương 51 - 55

CÕI NGƯỜI - Chương 56 - 60

CÕI NGƯỜI - Chương 61 - 65

CÕI NGƯỜI - Chương 66 - 70

CÕI NGƯỜI - Chương 71 - 76

CÕI NGƯỜI - Chương 77 - 82

KHÔNG THÀNH NGƯỜI LỚN - Chương 1

KHÔNG THÀNH NGƯỜI LỚN - Chương 2

KHÔNG THÀNH NGƯỜI LỚN - Chương 3-4

KHÔNG THÀNH NGƯỜI LỚN - Chương 5













































KHÔNG THÀNH NGƯỜI LỚN

CHƯƠNG V

 

Người bố rời khỏi ghế ngồi, nhìn ba gian nhà mới bao gạch trống trơn, vài chỗ trên mái tranh đã mại nên lọt vào ánh sáng trời. Ánh sáng như nhắc anh mơ ước của người vợ, xong vụ gặt thu gom tiền dư dôi lợp ngói cho đỡ khổ, hàng năm con và mẹ đỡ phải đi cắt rạ. Anh không tài nào tưởng tượng được mình đã mất vợ, người vợ đã một đời thay anh nuôi dưỡng mẹ lúc đi xa. Ăn chưa bao giờ biết no, mặc không dám may một kiểu áo đẹp, đua đòi cùng chị em gái. Người ta thì xe cộ, quần là áo lượt, nhưng Lan chỉ quần đen, áo gụ. Người ta còn biết dong chơi thị thành, phố xá nhưng vợ anh vừa treo sắc vào cột đã tất bật ra đồng ruộng. Tình yêu chồng con đã cho người vợ đức hy sinh, chịu đựng để vượt qua hết thảy. Em mừng vì có anh, em mừng vì được anh. Em nghỉ việc lo phần nhà cho anh, vì anh có ích hơn em… Ôi Lan, sao em lại sớm bỏ anhvà con ra đi, để lại sự trống vắng trên đời.

Tiếng Nam, ngủ mơ ú ớ gọi mẹ… Anh đến giường cúi xuống nhìn con. Nó giơ hai tay ôm lấy cổ anh, dụi vào ngực anh khẽ nói:

- Mẹ ơi! Mẹ đừng để cho "Cu Đen" của con đi nhà khác mẹ nhé!

-
! - Anh không nói rõ thành lời sợ Nam nhận ra sự vắng mẹ. Nước mắt anh tự nhiên chảy thành từng giọt, từng giọt. Anh muốn khóc thành tiếng cho nguôi ngoai đi nỗi lòng chứa chất dồn nén khổ đau. Kể cả lúc ở chiến trường, khi chôn cất cho đồng đội, anh đã kìm nén được nỗi đau. Nhưng giờ đây, mất vợ, anh mới thấy rõ quãng đời dài thêm, hạnh phúc dường như xa xôi hơn… Rồi đây, anh lại thay mẹ Lan nuôi Nam, liệu anh có làm tròn bổn phận của mình không? Anh có là dòng sữa ngọt ngào mà chính người mẹ mới có được điều kỳ diệu đó. Không! Con con anh sẽ chẳng bao giờ có người mẹ, mà chỉ Lan mới cho con nhịp thở, bình thản trên đường đời. Anh thấy mình bất lực, nông cạn vì kém Lan nhiều quá.Vì hiểu Lan và con ít quá. Anh muốn trút bỏ sự bất lực và yếu hèn ra khỏi mình nhưng sự chênh vênh mỏng manh càng níu kéo anh. Anh muốn hỏi vợ bao điều nhưng chưa lúc nào làm được. Anh muốn xin thôi làm chủ nhiệm, thay Lan chăm mẹ và con. Anh muốn nói với bà con, rằng đây là nỗi đau của tôi, bà con thương Lan hãy cho tôi được chăm đứa con côi cút của Lan, để vợ tôi mồ yên mả đẹp, để con tôi sau này không ân hận vì có người bố thay mẹ mà bội bạc. Nhưng một tiếng nói khác lại căn vặn anh: - Có phải đó là nguyện vọng của vợ anh, có phải đó là mong ước của đời chị, chị đâu ngáng trở đường đời của anh?

- Thôi con ạ! - Mẹ anh từ lúc nào đã đứng sau lưng anh khẽ nói - Trời bắt tội con Lan không ở với con và cháu, mẹ biết làm sao được. Ông trời mà cho mẹ đi thay vợ con mẹ cũng vui lòng. Thôi con ạ! Lá vàng chưa rụng lá xanh đã lìa… cảnh đời nó thế, gắng sống mà thay nó nuôi con...

Tiếng còi ô tô "Pin! Pin" rộ ngoài ngõ. Tiếng trẻ con réo vang:

- Xe vào nhà thằng Nam!

- Cái ông huyện hôm nọ chúng mày ạ!

- Không phải, cái ông to lớn hơn ông hôm trước kia!

- Hỗn nào! - bà khẽ quát tụi trẻ.

- Mời các bác vào nhà! - Bắc ra đón đồng chí Bí thư huyện ủy

- Thế nào ông Bắc, tôi không có lời nào để làm cho đồng chí hiếu được mình hơn. Bắc phải hiểu lấy thôi. Phải không cụ, ông quay sang gật đầu chào mẹ Bắc rồi nhẹ nhàng ngồi xuống ghế. Nam đã thức dậy từ lúc nào. Em chăm chú nghe bố và bác trên huyện chuyện trò. Bây giờ em mới vỡ ra, bố xin nghỉ chủ nhiệm, nhưng trên không đồng ý. Nhưng các bác trên huyện lại nói: - Tôi điều ông lên phòng nông nghiệp, ông nghĩ thế nào!

Nam thấy cồn cào lo sợ. Em đã mất mẹ rồi, nếu bố mà đi thì em mất cả bố hay sao. Không giữ ý tứ em lao từ giường đến ôm lấy cổ bố khóc:

- Bố ơi! Bố đừng bỏ con mà đi bố nhé!

- Không! Không đâu con ạ! Bố không bỏ con đâu.

- Bố cháu không bỏ cháu đâu, mà bố còn đưa cháu đi xem phim nữa kia! - Bác bí thư cười hà hà kéo Nam vào lòng.

Bố nói nào là bà già, nào là mẹ vừa mất, Nam cần phải có người chăm lo học hành. Bố làm ở xã thì được nhưng lên huyện rộng mà nào đã hiểu được hết đồng ruộng của cả huyện. Tuy bố có học hành tử tế nhưng chiến tranh đã quên cả chữ đi rồi. Làm sao cánh đáng được ở phòng nông nghiệp.

Bác bí thư lại nói với bố:

- Tôi biết ông từ dạo "ba khoán" cơ. Tác phong công tác trung thực của Bắc rất quý. Chả lẽ vì tai họa của riêng mình mà ông lại thối chí hay sao. Mình nghĩ đằng nào cũng đã gặp nỗi khổ rồi, nhưng vứt bỏ tất cả thì phí quá…

- Bác ạ! - Đúng là tôi thương con mẹ Lan, thương thằng Bắc côi cút từ lúc ba tháng… Bác đem nó đi… còn bà cháu tôi…

- Mẹ ơi, mẹ yên lòng huyện với đây nào có phải tận Nam đâu!-Bác bí thư nhìn bà động viên.

Bắc nhìn mẹ và nhìn người lãnh đạo cao nhất của huyện nói:

- Anh để tôi suy nghĩ đã.

Đồng chí bí thư dúi vào tay Nam một gói kẹo, ông nắm chặt tay bố khuyên nhủ như bạn bè:

-Hãy nén lại rồi thời gian làm dịu đi… chúc ông khoẻ.

Bọn trẻ xúm lại chạy theo ô tô. Chúng được dịp để ngồi phía sau tranh thủ đi một đoạn. Thằng Thái có phải mọi lần đã chẳng choán một chỗ nhưng lần này nó không thiết. Nguỷnh một cái nó kéo Nam ra vườn. Hỏi với vẻ bí mật:

- Bố cậu đi huyện à!

- Sao biết?

- Mới chán cho cậu! - Tớ nghe đồn rầm lên!

- Thật đấy! Lúc nãy mới nghe bác Bí thư nói.

-
thì cho là như thế đi, nhưng cậu cũng lên huyện?

- Cũng có nghe bác ấy nói - Nam rụt rè đáp.

- Thì chán nhất là chuyện "Cu Đen" - Dở ẹc!… Nói rồi Thái bỏ đi, dáng điệu ra vẻ bất cần.

 

*

* *

 

 

Nam phải mất mấy đêm giải thích mà Thái vẫn không tin. Nó cho rằng Nam nói dối, bố sẽ đưa Nam lên huyện. Như thế Thái cũng buồn lắm cơ. Thái thương cho Nam, ở với người lớn lại rất oách sẽ không được chơi. Họ nghĩ đâu đâu chứ có biết cái thú của đồng ruộng ra sao. Chỉ riêng chuyện tát cá, bắt tép làm sao mà có thời gian. Mới lại bụng to quá, bơi sao được qua sông đào. Thiệt nhất là chuyện đốt rạ lên nướng ốc. Thơm ngon sướng ơi là sướng. Người ta bảo phố huyện vui nhưng Thái lại thấy buồn lắm. Nào phải trình giấy tờ, phải trả lời các câu hỏi. Và ngại nhất là không được đánh quần đùi đi lại… Chợt nhớ ra điều gì Thái cười khùng khục:

- Cũng phải đưa Cu Đen lên huyện chứ!

- Chán bỏ sừ đi còn cứ trêu!

- Mà làm sao? - Thái ra giọng người lớn.

- Có nguy cơ phải giao bò cho người khác.

-
! Mình có nghe.

Có tiếng bà gọi Nam:

- Về đi con! Mà giao Cu Đen!

- Thôi hỏng hết rồi Thái ạ!

Nét mặt Thái cũng chưng hửng, không còn vẻ giận hờn lúc nãy, vội nói: - Thôi mình cùng sang với cậu.

Mấy người ngồi ở bàn chờ Nam về. Dẫu sao nó cũng là chủ của Cu Đen nên họ nghe bà mà chờ. Cuộc bàn giao chẳng phải đọc quyết định gì to tát. Thật cảm động. Nam lấy giây thừng vào dắt bò ra khỏi chuồng. Nó nói với bà:

- Bà ạ! Con đi tắm cho Cu đen đây!

Mọi người không còn sự dửng dưng nữa. bà như hiểu được nỗi lòng của cháu nên vội nói, sợ chủ bò mới sốt ruột:

- Phải đấy! Chẳng gì cũng phải cho nó tắm mát, ăn no.

Nam đi trước Thái đi sau khẽ phát vào mông Cu Đen. Chẳng phải khó khăn gì chúng cũng điều khiển được Cu Đen xuống bến tắm. hai đứa hai bên khoát nước vào mình Cu Đen. Dùng thừng kỳ cọ cho lớp phân rơi ra khỏi lông bò. Lớp lông mượt màu mun hiện ra trong ánh nắng hồng. Nam trèo lên lưng bò, nằm rạp xuống lưng bò hai mắt nhắm nghiền như hít thở mùi mồ hôi mang hương vị của cỏ non ngọt ngào. Nam muốn nói với Đen một điều gì mà chỉ chúng mới hiểu được nhau mà thôi. Cu Đen dí mũi xuống nước, rồi ngẩng đầu lên thở phì phì, hàm răng nhếch ra như cười. Đôi mắt to như hai chén tống nhìn người chủ bé nhỏ. Nếu bò cũng có linh cảm của sự chia ly thì nó sẽ buồn lắm vì ở mọi nơi trên thân thể của nó có bàn tay nhỏ nhắn vuốt ve. Những lúc người chủ gặp nỗi đau cũng không quên nó bó rơm, bát cám. Nó từng ngoan ngoãn kéo cày băng băng trên cánh đồng còn ướt đẫm sương ban mai với sự nồng ấm của hoa cỏ. Nó từng ngoan ngão nằm xuống cho người chủ ngồi lên rồi nghễu nghện đưa ông ta qua dòng sông nước chảy xiết. Nơi đây, đã xảy ra bao sự cố đau lòng, làm cho cuộc chia ly của chủ và Cu Đen không thể nào tránh khỏi.

Nam xoa mặt cho Cu Đen rồi cùng Thái ngồi trên lưng bò. Cu Đen thủng thẳng bước một vào trong sân đến gốc rơm khoan thai nhặt từng cọng vàng.

- Đi đi Cu Đen! Mày đừng quên tao! - Nói với giọng cả quyết Nam trao thừng cho người chủ mới.

Đen như hiểu được ỳ ra không muốn rời. Nam phải nói to vào tai nó:

- Thì tao biết làm sao được, người ta đã điều mày đi mà!

Bà cười, quay đi quệt giọt nước mắt. Rõ thật! Con vật nó cũng có tình thủy chung!

 

*

* *

 

Hai bố con ngồi nói chuyện với nhau như hai người lớn. đã nhờ bà làm công tác tư tưởng cho Nam rồi, nhưng bố vẫn cảm thấy khó nói ra lời. Không phải anh sợ gì Nam, nhưng anh cảm thấy một việc hệ trọng xảy ra với anh. Có phải còn mẹ Nam thì điều này là một niềm vui, nhưng nay Lan không còn nữa, anh thấy buồn phiền. Anh thấy mình có lỗi với con. Tại sao lại bỏ đi cái quá khứ đầy ấn tượng, ở bất cứ nơi đâu cũng còn in dấu ấn của bàn tay vợ anh. Từ chiếc chổi lúa cũng do bàn tay vợ bện. Từ cây mít đầu ngõ, cũng do vợ anh bón chăm ngày anh lên đường nhập ngũ. Từ đôi mắt đượm buồn, đăm chiêu kia cũng đặt vào mắt của con anh, và nụ cười kia nữa. Có phải anh để lại đứa con của Lan, rồi đêm đêm vợ anh vẫn hít hà chăm bẵm nó như ngày nào còn ấu thơ. Lồng ngực anh nghèn nghẹn không nói được ra lời.

Nam nhìn bố, em thấy thương bố vì từ ngày mẹ mất bố ít cười ít nói. Tóc bố đã vài sợi bạc. Trong lúc dọn cơm em vẫn vô tình lấy ra bát đuã cho mẹ. Thậm chí vì quên bố cũng xới cả cơm cho mẹ, rồi bố chẳng ăn nổi bát cơm. Bố buồn quá. Bà thì thở dài. Bà bảo với Nam bố lên huyện cũng gần thôi. Nam có cớ để lên trường huyện học, học để đi làm cán bộ như bố. Thực tình Nam chẳng muốn lên huyện làm gì.
đây, em có bao nhiêu là bạn. Em còn có những đêm nằm trên bãi cỏ nơi bến sông chuyện trò. Hơn nữa mẹ mất rồi, em còn phải chăm bà. Những lần bà ốm mẹ lấy cho bà rành tro, chậu than, giờ lấy ai mà thay. Tiếc nhất là phải xa thằng Thái, đứa bạn nghèo nhưng đối với em như ruột thịt. Buồn quá, nhưng Nam lại thương bố, bố bảo nếu em và bà không đồng ý thì bố không nhận, bố xin nghỉ làm chủ nhiệm rồi lo ruộng vườn. Thế là ngày nào bố con cũng có nhau. Nhưng lại thương bố cung cúc thui lủi. Nam còn có bạn, nhưng bố chẳng còn mẹ để chuyện trò, buồn quá. Bố bảo bố đi buổi, nhưng cũng có khi làm việc đêm bố ở lại. Chuyện ấy thì đã có Thái ngủ cùng Nam rồi, nhưng liệu bố có ở hẳn trên huyện không?

- Con có ưng để bố lên huyện? - Nam nghe mà nể quá. Bố cũng coi Nam như một người lớn rồi sao. Ôi bố! Thế mà Nam cứ tưởng Nam còn bé bỏng, còn mải mê với khẳng, cù, còn vòi bà chiếc kẹo, còn réo tên bố tụi bạn khi chúng gọi tên bố mẹ của mình.

- Bố đi cũng được! - Nam trả lời lí nhí.

- Sao lại cũng được hở con? Bố làm mãi đến khi già. Đến khi con thành người lớn cơ đấy! - Bố cười.

Nghĩ đến cái đoạn đã thành người lớn, Nam giúp bố được những công việc nặng nhọc mà em sướng rơn lên. Bà từ phía giường cắt ngang suy nghĩ của Nam:

- Có bà ở nhà với cháu rồi lo gì!

Nam lại nghĩ bao giờ bà cũng hay phỉnh cho Nam ưng nhưng khi nào bà bận chả làm được gì lại mắng. - Tao có biết tao nói quách cho bố mày biết cho xong. Nam không sao mà yên được lòng khi bà phải làm việc một mình, chỉ một mình thì khổ quá. Em nhìn bố, sợ bố hiểu được ý nghĩ của mình.

- Bố chờ con một tý nhé!

- Con đi đâu!

- Con ra đây một tí. Đằng nào con cũng đồng ý, nhưng con quên hỏi xem chiều có phải đi học không.

Nam ra khỏi ngõ. Em thấy thẹn vì mình đã nói dối. Bà nhìn theo cười, nói với bố:

- Nó đi hỏi thằng Thái, bạn của nó đấy.

Nam gặp ngay Thái ở ngõ, Thái đã nhanh nhảu hỏi:

- Đi đâu mà hốt hoảng vậy?

- Bố mình lên huyện thật rồi!

- Thì đã sao!

-
lạ thật, bố ở huyện…

- Thì cậu ở nhà có sao. Biết đâu lại chả có lúc được ngồi xe con, oách ra phết.

- Bạn nói thật hay dỡn.

- làm gì có chuyện dỡn!Thái day lại.

- Mình hỏi thật Thái đấy, Thái nói đi!

- Phải để bố cậu đi thôi Nam ạ! - Đằng nào người lớn cũng phải làm việc. Làm một việc gì đấy. Chẳng hạn làm Chủ tịch hoặc đi cày, nhưng nhất định là phải làm việc.

- Nhung cậu sang ngủ cùng mình nhé!

- Được thôi, điều đó mình đồng ý.

Nam về thì bố đã dọn cơm ra. Bố lại quên lấy cả đũa bát cho mẹ. Làm như không chú ý. Bố hỏi:

- Con trai bố đồng ý rồi chứ!

Nam bật cười:

- Bố không làm chủ nhiệm, bố cũng phải làm một việc gì. Tất nhiên là con đồng ý rồi. Nhưng bố phải hứa với con nhé.

- Hứa gì cơ! - Bố hỏi lại.

- Bố phải nhớ về làm giỗ mẹ. Không con không biết cúng ra sao cả.

Bà gắt:

- Chà cái thằng làm như người lớn không bằng.

Bố nói lờ:

- Thì nó đã lớn tướng rồi còn gì hở mẹ.

Nam bực mình vì em nói thật mà bố và bà chẳng hiểu cho. Em cứ tiếc ngẩn ngơ Cu Đen nên nói ra với bố:

- Giá mà bố đừng giao Cu Đen cho người khác.

- Con lấy đâu thời gian để học.

- Thì con vẫn học đấy thôi! Xa nó con nhớ lắm!

- Nhưng phải trả nó, bố mới đi công tác được.

- Bà nhỉ! - Mẹ chẳng nới - con theo đít Cu Đen cũng đủ công điểm lấy thóc ăn là gì. Vậy ai nuôi con và bà!

Anh nhìn con, thấy con nói những điều nghiêm túc.

Trăng vượt qua con đê làng, treo lên ngọn cây mít. Tiếng con chim "bảo choẹt" mách "Có khách! Có khách". Lần này bà thôi không nói đến chuyện có khách. Nhưng Nam vẫn cảm thấy điều gì áy náy lắm, nó ra ngõ, nhìn quanh quất xem có ai không.

Một người phụ nữ, dắt xe đạp vào dựng ở góc sân, rồi hỏi.

- Xin lỗi! Đây có phải nhà bác Bắc không ạ!

- Vâng! Nhà tôi! - Bố nhanh nhảu đáp.

- Em về xã công tác. Tiện thể các anh ở huyện gửi giấy mời anh họp.

- Xin lỗi, chị ở ủy ban.

- Vâng! Em là Hà mới về phòng nông nghiệp. Sẽ là lính của anh đấy mà.

- Chết chưa! Cô ăn cơm chưa hay mời luôn thể - Bà đon đả mời.

- Dạ con ăn rồi ạ!

Bố cầm giấy run run đọc, rồi cất vào cặp. Người thiếu nữ nhìn quanh quất gian phòng hồi lâu. Cô sởi lởi nói:

- Làm nghề nông vất vả lắm. Em đi cơ sở luôn. Mấy anh ở huyện nói anh có kinh nghiệm mới đẩy được cây lúa lên. Em cứ nghĩ có được một cán bộ hiểu nghề nông cùng làm việc sẽ dễ chịu biết mấy.

Ánh trăng soi vào khuôn mặt nhỏ nhắn và xinh xẻo của cô. Nam chợt nhớ tới mẹ. Nhưng Nam kìm lại không gọi thành tiếng.

 

*

* *

 

Mấy tuần sau đó, Nam đi học về đã thấy cô Hà đang cùng bà chằm lại đoạn rào bị bò húc đổ. Cô Hà cười với em không nói gì. Bà nói với Nam, bố mày bận không về được đâu, cơ quan ăn tươi, bố gửi thịt về cho bà cháu ta. Cô Hà nhanh nhẹn lấy thớt thái thịt ra hộ bà, cô làm các món ăn đến khéo. Bà cũng vui nên còn một cút rượu lấy ra mời cô cùng uống. Sợ muộn bảo cô nghỉ lại với bà cho, vui sáng mai ra huyện cũng kịp.

Cô Hà xem sách của Nam, trán nhíu lại như nghĩ ngợi điều gì. Bà thấy vậy mới hỏi:

- Cô xem cháu nó học hành ra sao. Tôi thì mù chữ, bố nó bận có ngó ngàng đến đâu. Nó chỉ láo chứ học hành có ra sao.

Cô cười nhìn Nam khen chữ viết đẹp giống chữ bố. Nhưng toán còn yếu, nếu có người kèm thì học được.

Nam không muốn bà và cô Hà vì mình mà câu chuyện mất vui nên bảo với bà: - Cháu sang thằng Thái mượn quyển toán.

Ra đến cổng lòng Nam vui phơi phới. Hôm nay hai đứa có dự định đi man cá. Chú Hếch dặn chúng là khi nào rỗi đi với chú, chú dạy cho cách man cá bằng đèn. Chú bảo cái nghề man cá nó cũng thú vị lắm kia. Đến nơi đâu có con lạch, con ngòi sau một trận mưa là có thể kiếm được bữa ăn.

Chú Hếch là chú họ của Nam. Nói là chú họ nhưng bây giờ cũng chẳng biết quê ở đâu. Năm bốn lăm bà thím họ của bố Nam đi chợ Nghè thấy có người cho xin về. Chú ở với ông bà thím học đến lớp 9 thì đi công nhân Quảng Bình.
Quảng Bình chú làm công nhân chở phà ở Sông Gianh. Nghe đâu cũng lắm thành tích, có nhiều huân chương nhưng chỉ tội tính thẳng nên người ta không ưa. Khi vận động "hạ hương" chú xin về mất sức. Xã biết có tài kẻ khẩu hiệu, cắt chữ của chú muốn trưng ra, chú từ chối.

- Tôi cũng muốn đóng góp. Nhưng vì bị bom đạn đã nhiều nên muốn được hít thở không khí của đồng ruộng.

Chú lấy vợ quê ở Quảng Bình cũng là một người con nuôi. Chú bảo hai đứa con nuôi gặp nhau thành con đẻ. Nhà chú vui lắm. Chú biết thổi sáo, biết cắt tóc lại lấy rẻ chỉ một hào. Đứa nào chưa có thì cho chịu, không nên để cho mất vệ sinh.

Chú trồng hoa và ghép cây cảnh. Trồng các loại táo, na, hồng xiêm. Chú nuôi chim đủ các loại: tào mào, chích chòe, sáo sậu. Chú nói với bọn Nam:

- Phải quan sát chim chóc thì mới thấy nó hay thật. Dù không phải cùng loài nhưng khi là hàng xóm vẫn chào nhau, vui đáo để.

Thấy tụi nhỏ hay đến chơi, có lúc mải chơi bị người lớn rày la, chú nghiêm khắc tuyên bố:

- Này chơi, bắt chước cái hay, cấm học cái dở của chú nghe chưa.

Cái dáng cao như cây sào, mặt nhỏ hoắt của chú mới dễ thương làm sao.

Đến nay vì tụi thằng Thái cứ nằng nặc đòi đi theo nể quá chú phải giao hẹn:

- Thôi được, các cháu nghỉ học, chú chiếu cố. Nhưng vì mới mưa nên có thể ăn ếch là tiện. Nhưng lấy chục con và dúm ốc là nghỉ. Phải để dành chứ, ăn một lúc hết sạch là sau khắc nhịn. Lộc trời nhưng ăn tham thì trời phạt.Trời cho tiệt đi thì chết tươi.

Chú giao cho Nam cầm giỏ đựng ếch, thằng Thái cầm giỏ đựng ốc. Châm chiếc đèn bằng cộp rùa,xách nơm ra đi. Thú thật, đến bây giờ thì tụi thằng Nam phải chịu chú. Qua dọc nước chúng phaỉ cởi quần lội qua, chú chỉ cần nhón chân là qua được. Chú cười tếu:

- Các anh thấy chưa thường ngày thấy chú cao cho là xấu, nay đến lúc lội chú có lợi chưa! Nói rồi chú dơ một tay ra hiệu cho hai đứa im lặng, chắc là tai chú đã lắng nghe được tiếng nói bí ẩn của ếch hay cá rồi sao ấy. Nhón chân đi một đoạn, chú lia tia đèn. Chà đôi ếch đang ôm nhau ngồi ở rìa bờ ruộng. Chú trương cặp mắt ếch ra nhìn. Chú lia chiếc vợt, chúng chưa kịp nhảy đã lọt vào, cố vùng vẫy nhưng đã mắc vào lưới. Túm lấy đôi ếch béo tròn chú khẽ nhổ nước bọt vào để cầu may.

Theo dòng nước Nam và Thái cũng vớt được những chú ốc nhồi đang bò ra ăn sương. Chợt Nam rú lên vì sợ, miệng kêu lắp bắp vì bị hụt hơi:

- Ră…ắn! …Rắn!

- Tưởng gì chứ rắn hả - chú Hếch lia ngọn đèn xem là loại rắn gì.

Một con mang dài trườn qua đã kịp mổ một chú nhái bén. Chú nói cùng hai đứa:

- Thôi, để cho nó đi kiếm ăn. Nó cũng cho ta vị thuôc đấy. Cốt là tránh nó đi kẻo nó cắn.

Ba chú cháu đi về phía đầm lầy, nơi có tiếng ếch kêu um um… Chú Hếch nói với hai bạn nhỏ của mình:

- Tốt nhất là các bạn phải nhẹ nhàng, tập trung đôi mắt. Khi cần thì thế này này. Nói chưa dứt chú đã chộp ngay được một đôi khác. Bây giờ cái giỏ mà Nam cầm đã có bản hòa âm của loài ếch, con này ộp, con kia ệp đáp lại như gọi tụi ếch bạn đến chơi.

Chừng nửa tiếng đồng hồ thì chú bắt được hơn chục con. Chú bảo quay về. Nam và Thái năn nỉ nhưng chú nhất quyết bảo phải về, vì còn phải rút kinh nghiệm chứ lỵ.

Về đến nhà đã thấy một rổ khoai sọ luộc để sẵn. Chú bảo thím Ngò: Thôi bà luộc hộ món ốc cho tụi nó "nhắm rượu". Chú cười cái mũi hếch nom đến ngộ.

 


CÒN TIẾP ....


TỪ NGUYÊN TĨNH


© CẤM ĐĂNG TẢI LẠI NẾU KHÔNG CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ



TRANG CHÍNH TRANG THƠ CHUYỂN NGỮ BIÊN DỊCH NHẬN ĐỊNH ÂM NHẠC