TÁC GIẢ
TÁC PHẨM





. Tên thật Võ Văn Tấn (Võ minh Tấn)
. Sinh năm1964 tại Ninh Thuận,
. Hành nghề tự do (chụp ảnh ...)
. Học xong Cấp III (tốt nghiêp) Tự hoc viết báo
. Các bút danh đã ký trên các báo trong nước : Võ Tấn, Tấn Võ, Võ Minh, Tú Ngân, Thường Dân, Minh vũ ...và hai tên thật )
. Hiện sống tại thị trấn Ninh Sơn Ninh Thuận.

. Giải Thưởng :

. Ảnh triển lãm Báo chí Toàn Quốc 2005
. Giải thi Viết " Sống Vì Cộng Đồng " Báo Tuổi Trẻ 2006.
. Giải Nhất cuộc thi- Giải kinh doanh - Bao Doanh Nhân Sài Gòn 2007



VĂN

CÒ TRẮNG
NGÃ BA PHỐ
TIM ĐÁ
MỘT NỬA SỰ THẬT
ĐỔI ĐỜI
ĐỒNG TIỀN NÓNG
CHUNG QUÊ
NGỘ !!!
VÉ SỐ
TỰ THÚ
ĐÁM MA
OK !!!
XÓM NGƯỜI ĐIÊN
NÓ !!!
BỨC TRANH
SHOWMAN… THƠ













Tranh của họa sĩ Lê Bá Đảng






SHOWMAN… THƠ

T hường mỗi lần đi ngao du đâu đó về là Văn Nhu ghé nhà kể đủ thứ chuyện của giới văn thơ vui lắm, nhưng ngay lúc này cứ như gã điên lầm bầm hỏi thì kêu “chán lắm đời thơ”...! Chán cái gì mà chán thơ Văn Nhu tôi đọc đâu thấy chán, thơ có tứ có tình, chữ thơ mộc mạc dân dã sở trường “thơ tình” chẳng hề cay cú trách hờn mụ mị hay loã thể trần truồng dung tục bằng các con chữ “siêu thực như thơ thế kỷ 21”. Văn Nhu ấp ủ muốn hết cuộc đời về tình bạn, tình yêu tình quê hương con người đồng loại… và “tưng tưng” vì đứa con tinh thần vừa mới được ra đời hay là vừa cãi với “nàng thơ siêu thực”, loại thơ mà người đọc chẳng biết đường nào lần, người làm ra con chữ “siêu thực” đó chắc gì đã hiểu hết nghĩa của nó?!. Có lẽ cuộc đụng độ đâu đó là lý do… Văn Nhu thường thấy buồn khi tranh luận chuyện này.!

Văn Nhu đơn phương sống, đơn phương làm thơ không Hội này tổ chức nọ, báo chí thỉnh thoảng đăng một vài bài là “tưng tưng” mấy ngày liền, cái khâu gởi thơ đăng báo cũng do bạn bè thích mà chép đi gởi vui ghê. Thơ về tình yêu quê hương da diết gần gủi với con người chân quê ai mà chả thích, lúc báo đăng bài thơ “Nắng gió quê nhà” thì có ông “nhạc sĩ địa phương” chả được sinh ra ở miền quê đầy nắng và gió “thích quá” tìm ngay đến nhà Văn Nhu ngõ ý phổ nhạc chuẩn bị ra mắt lễ hội Festivan kia mà! Buồn sao được? Tôi định khui thẩu rượu ra “phạt”, nhưng Văn Nhu móc ra tờ giấy ném về phía tôi chẳng thèm giải thích “Chuyện làm thơ. Chuyện ấy của ta nhầm”.

Đôi lần tôi cũng muốn lao vào “cuộc chơi” ngao du đây đó với Văn Nhu để ghi nhận nỗi niềm cuộc sống, hôm nay cầm trên tay tờ giấy “biên bản phạt…còn mới toanh”. Buồn thật. Tôi thấy thương thương… Và lại nghĩ Văn Nhu đang có vấn đề trắc ẩn dồn nén chuẩn bị “trút” bầu tâm sự, tôi như chợt thấy hình bóng người xưa hiện về, Văn Nhu…điên điên như thi nhân Bùi Giáng, ngông như tiền bói Tản Đà thời “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” ?! Văn Nhu vừa uống hết một ca nước lọc đầy tràn rồi “phang một mạch” cái chuyện ở trên thành phố với nổi buồn “chán lắm đời ... thơ”!.

***

Một chiều bình yên, trên hè phố người buôn bán hàng “xi-cần-hen” đang buồn rầu vì ít khách dạo mua. Bất chợt họ nhìn thấy có một chiếc xe 4 bánh “thời Bảo Đại” tấp vô vỉa hè. Chiếc xe “mui rùa” màu đen trông có vẻ khác thường với loại xe dân chơi đồ cổ, nó rách nát thảm hại. Người đàn ông trung niên đeo kính cận dày như đít chai, ông ta ăn mặc lịch sự áo sơ mi trắng đóng thùng đi dày cỏ màu da bò cũ kỹ, người cao dong dỏng ốm nhom nhưng trông rất ra dáng một thi nhân. Không phải khách?!

Chỉ có một mình ông ấy, ông ta xuống xe mở cửa sau lôi từ trong đuôi chiếc xe “nghĩa địa” tấm bạt nhựa màu vàng nhạt trải xuống vỉa hè sát vệ đường bày một cái bàn xếp cỏn con, một di ảnh chân dung đen trắng của người thanh niên rất bảnh trai, không biết ông ấy chuẩn bị rao bán thứ hàng hoá gì mọi người đang để mắt chờ đợi. Người bán hàng vỉa hè ngạc nhiên vì nơi đây rất nhiều loại hàng hoá tồn kho, cũ mới đang kỳ ế ẩm.

Có người bỏ luôn chỗ bán đến xem ông ta bắt đầu một cuộc phiêu lưu kinh doanh, ông ta lấy trong một bao tải ra toàn sách mới in lần lượt xếp ra mặt tấm bạt, chưa kịp giới thiệu đã có vài người chạm tay nắm lên vài cuốn tò mò.

-Thơ. Sách thơ bà con ơi!

-Hả ?! Trời đất. Thơ thẩn gì mà đem ra đây? Chắc ông này “dập dập” định làm quảng cáo?! – Hai ba người nói nhỏ với nhau tiếng ồn đáp lại từ những chiếc xe bên đường còn ông ta vẫn tiến hành công việc.

Sau khi trưng bày xong những tập thơ, ông đến bên di ảnh đốt nhang rồi đi vào chỗ xe đậu cho chạy băng cassette. Một khúc nhạc dạo đầu phát ra từ trong chiếc xe “mui rùa cổ đại” tiếng nhạc trầm buồn nơi cái loa đặt trên mui xe vang vang lời quảng cáo làm cho người xung quanh vểnh tai lắng nghe, người đi đường cũng bị gây chú ý:

Kính thưa quý vị….cuộc sống hôm nay có quá nhiều bận rộn nên quá ít người đến với thơ. Và kính thưa… quý bạn yêu thơ. Thơ là một vũ khí lợi hại mà cũng là vị thuốc an thần hữu hiệu. Có người dị ứng vì thơ nhưng có người lành bệnh khi đọc thơ không cần phải đến bác sĩ.? Mời các bạn thử nghiệm “Thần dược này”. Môt lần nữa kính mời. Thơ hôm nay có loại chỉ giống thơ, có loại thơ dùng cho giới siêu nhân đọc… cứ để họ đọc, có loại thơ đọc rồi chẳng bao giờ nhớ… cứ để cho gió cuốn đi. Nhưng các quý vị chúng ta là những người bình dân thử đọc một vài bài thơ thật dân dã này rồi sẽ biết “Tất cả mọi thứ sẽ qua chỉ còn vần thơ là ở lại”… Tiếng nhạc chuyển giai điệu du dương…

Kính thưa quý độc giả của nền thơ ca hiện thời …Xin quý vị lắng nghe một chút tâm tình của người làm thơ dân dã đã quá cố….Một giọng ngâm thơ truyền cảm theo tiếng sáo, tiếng đàn tranh đệm nhẹ nhàng êm êm cùng vang ra từ cái loa từng lời…chầm chậm…

Người bán người mua tụ lại đông như xem “sơn đông mãi võ” tự tay họ cầm nắm những tập thơ lật xem, có người đến chỉ vì thấy chuyện lạ “thơ rao bán giữa chợ đời!?” ở thành phố này chưa bao giờ thấy! Không ai nghe được lời quảng cáo nào có từ “bán” hay “tặng” chỉ nghe mời “đọc” thơ, người đi đường dừng lại mỗi lúc một đông, ông ta thì đứng nhìn khách chọn thơ nở nụ cười thân thiện.

-Giá bìa sao …chỉ có 8 đồng xu của thế kỷ trước mà sách thì mới xuất bản năm đầu thế kỷ 21 hả Bác?! - Cầm tập thơ nhiều người hỏi cùng một lúc. Ông ta thưa:

-Dạ ... nhưng đó là thật thơ. Sinh thời nhà thơ… dặn tôi bán đúng giá! - Người cầm lật xem người tủm tỉm cười thắc mắc nói với nhau: Tác giả… “lạ quắc lạ quơ” à. Sao ông ấy chết trẻ vậy cà.!? Thơ này cũng… là lạ, xem qua lại thấy…quen quen. Ổng bán vầy sao đủ tiền in…??!...vân vân… và…vân vân.

Đống sách thơ nằm trên mặt tấm bạt chỉ còn vài cuốn, có người cầm đi mà không nói một lời. Ông ta thì lại thầm thì chào cám ơn.! Lạ thật. Tiếng nhạc vẫn đều đều lên cao xuống trầm theo giọng ngâm phát ra từ cái loa trên chiếc xe “lạ” với những câu thơ “quen”, đó là cảm giác ấm áp nhẹ tênh bay bổng xua tan không khí buồn tẻ buổi chợ chiều ngay trên hè phố. Nhưng chỉ trong chốc lát ông ta đã bị “tóm”về sở văn hoá làm việc để lại bao tiếc nuối của người đang nghe ngâm thơ, đang đọc thơ trên phố ngơ ngẩn nhìn.

***

Chơi với nhau từ hồi tắm còn ở truồng, Văn Nhu làm thơ đã hơn nửa thế kỷ trăn trở gieo vần trên cánh đồng văn chương, bây giờ tóc đứa nào cũng bạc lóm đóm lẽ nào Văn Nhu đi xạo với bè bạn. Tự dưng tôi thấy tội tội Văn Nhu, không phải về chuyện bị bắt phạt cái tội gây rối trật tự công cộng vì “một live show quái dị” mà thương cái đầu ngu ngu ngơ ngơ của thằng làm thơ, nhút nhát sợ nắng sợ gió mà lại dám chường cái mặt ra ngoài đường làm cái chuyện chẳng giống ai!?! Văn Nhu đã bị sốc nặng rồi, bằng chứng là một cái biên bản phạt hành chính về việc gây rối trật tự công cộng “tụ tập đông người trên hè phố quảng cáo bán Thơ” còn mới toanh nè! Văn Nhu cười vô định “chán lắm đời thơ” khi tôi ngơ ngác nhìn vào khuông mặt xương xương khắc khổ cõng cặp kính cận 5 điôt.

Văn Nhu quá liều, chường cái mặt ra đường quảng cáo lỡ có ai đó chú ý đến hình hài xưa và nay của tác giả “Showman- Thơ” hôm ấy chắc không còn…nhưng câu chuyện kể thật hấp dẫn thu hút tính nghề nghiệp của người làm báo. Tôi chợt hiểu Văn Nhu đem thơ “mời đọc” đâu để khoe khoan vụ lợi mà muốn những câu thơ nặng lòng trăn trở đến được với người đọc cảm thông sẻ chia, chính cái việc làm quái dị của Văn Nhu cũng giúp cho những con tim khô cứng vì sức ép của đồng tiền hôm nay sẽ rung động trở lại.!

-Ông dám vác lên tận trên tỉnh hả?

-Nếu không lên trên ấy. Làm ở quê mình người ta biết cái bản mặt của tôi còn gì hay ho – Văn Nhu vừa cười vừa nói.

-Tài thật. Lâu nay bè bạn cứ tưởng…

-Nhu nhược nhút nhát, gan con thỏ chứ gì ?

-Thì…Tôi đâu tranh luận với ông chỉ sợ ông…hết vốn.- Tôi chia sẻ.

Văn Nhu hứng thú nói về động lực “làm show thơ kỳ quái đó” mà như chẳng cần tôi phải nghe, Văn Nhu nói như một nhà lý luận pha trò:

-Này ông bạn “nhà báo không toà soạn” ông mới chỉ là “nhà mèo” một con mèo cần mẫn bắt từng con chuột nhắt nuôi thân. Ông có biết vì sao tôi phải làm cái việc kỳ cục đó với đứa con tinh thần ấp ủ bao năm, thậm chí gần hết cuộc đời mình không, bởi vì tôi rất sợ sự im lặng của người tốt họ cho tôi xuất bản để họ thu tiền “lệ phí” thế là xong. Một danh nhân nào đó nói thế này “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt”. Hai chúng ta có sự đồng cảm nên tôi mới bọc bạch, tôi cám ơn ông thời gian qua đã gởi dăm bài thơ của tôi may rủi báo đã đăng. Thưa ông bạn cố tri, báo chỉ đăng những nội dung thơ cần cho tờ báo chẳng có ai rảnh việc thẩm định tác dụng thơ đâu? Ông có tin đất nước gần 100 triệu dân này, người biết làm thơ nhiều nhất thế giới còn người yêu thơ thì làm sao ông đếm được bao nhiêu? Người yêu thơ đang dần dần thưa có khi họ bị dị ứng nữa. Thơ cho báo chẳng khác nào “tự thiêu” khi người đọc quẳng tờ báo ra nhà vệ sinh thì bài thơ chết chung cùng số phận. Thơ xuất bản thì cứ như hàng điện tử lỗi thời chẳng ai quan tâm. Thơ phổ nhạc càng rối tung câu chữ người nghe nhạc chỉ nhớ nhạc sĩ chứ có ai thèm nhớ nhà thơ… Khốn khó nhất là những con người sống chết với “nàng thơ đỏng đảnh”chắt chiu ôm ấp từng cấu tứ, cả đời còn mãi mãi là bản thảo. Vì sao hả? Tôi nói luôn ông có thấy trên thực tế nền thơ ca hiện thời có quá nhiều loại thơ mà người đọc bị nhầm “thơ bác học” bởi đi kèm với tâm hồn thi sĩ là chức danh sáng loá: Tiến sĩ xây dựng - Nhà thơ, Giám đốc Công ty…- Nhà thơ, Chủ tịch…- Nhà thơ, Trưởng phòng…- Nhà thơ… đếm làm sao xuễ..!?!. Rồi nữa việc in ấn của họ được “tài trợ” bằng đồng tiền của Hội này tổ chức kia toàn “tiền chùa” hết, giọng điệu thơ “càng khó hiểu càng có giá” nhan nhản trên diễn đàn văn chương. Báo chí “kêu” ầm lên chỉ tăng thêm sự nổi đình nổi đám của tác giả nọ.

Thấy tôi không phản ứng gì cứ ngồi im thin thít, Văn Nhu ngừng lại tự đi lấy nước uống như để nuốt cơn giận rồi tiếp tục “cú sốc” trong khi cái đầu tôi lơ mơ suy nghĩ về lòng trắc ẩn gần nửa thế kỷ những người làm thơ cứ lặng lẽ gởi vào những câu thơ xương máu cả một đời người nặng nợ với Nàng thơ.

-Tôi còn phải nói cho ông thông. Nếu ông có dịp vào các siêu thị sách, thư viện mà xem. Ông tưởng ở nơi đó yên ổn công bằng à? Không đâu ông bạn “nhà mèo” làng quê, ở đó những cuốn thơ tâm huyết của nhiều tác giả bỏ tiền túi như tôi có khi bụi bám đầy, đó là người ta còn lịch sự để nó trên kệ chứ thảm hại hơn người ta cho nó vào cái kho sách mối mọt thời gian gặm nát bét cái sự đời trở trăn tâm hồn không thương tiếc. Còn những “tác giả” như tôi vừa kể họ tán tụng nhau dìu dắt nhau lên văn đàn bằng con đường liên kết cả. Tôi không cho tất cả người làm thơ trên đất nước này giống như nhau, tôi chỉ nói con người nào lợi dụng thơ để mua danh “thi nhân” mà miệng hoa lòng cứt có quá nhiều.! Thơ dạng này bao giờ cũng được chưng ngay trước con mắt cái bìa sách loè lắm, hằng ngày họ còn có “lính” chăm sóc chu đáo “cái vỏ văn chương làm nên tiếng tăm họ”. Này nhé ông cứ nghĩ xem thơ là cái gì mà họ moi tiền từ các chủ hãng kinh doanh: dầu gội đầu, xà phòng sữa tắm thậm chí có cả băng vệ sinh phụ nữ… in thơ rồi bán lại cho những đơn vị xài tiền ngân sách gọi là “ủng hộ từ thiện”? Họ còn đem cả tập “liên minh phổ nhạc” làm live show tổ chức nhạc thơ rồm rộ hoành tráng chỉ “xót tiền dân” làm nổi tuổi tên, một trò bịp bợm cảm xúc bẩn thỉu mà giới văn nghệ chân chính từ đời các cụ thi nhân tiền bói không bao giờ có. Tôi may còn được cái vinh dự bỏ tiền túi xuất bản được tập thơ, đưa thơ mình đi quảng bá mời người yêu thơ xem đọc thì không được làm chăng? Tôi hết vốn vì tôi không “bán theo giá thơ” mà chỉ “bán giá giấy vụn” nhưng thơ tôi góp thêm cho cuộc sống khô khan trần trụi cái thẩm mỹ của Nàng thơ, tất cả mọi người có quyền phán xét dỡ hay hoặc người ta có đem đi gói kẹo, bán giấy ký mà được họ dòm ngó đôi dòng đã là phúc làm cho tâm hồn mình…lâng lâng một chút. “Một trăm bó đuốc sẽ bắt được một con ếch” còn hơn làm loạn văn đàn. – Văn Nhu dừng lại, ngồi xuống cạnh tôi gỡ hai cái đít chai ra vén vạt áo lên lau mồ hôi, dường như đôi mắt của Văn Nhu mờ đi.

***

Thực tình tôi biết về ông “nhạc sĩ ấy” thích lời thơ Văn Nhu viết quá ấn tượng, đậm đà sắc màu quê Nho, một đặc trưng miền quê đầy nắng và gió qua một người bạn nhạc sĩ “trung ương” đang sống ở mảnh đất này kể lại, ông nhạc sĩ “địa phương” mày mò cảm xúc trong cái đầu toan tính không tìm đâu ra được lời hay hơn cho kịch bản mà ông ta đang chuẩn bị “moi tiền” tài trợ từ một lễ hội Festivan nên mới tìm Văn Nhu. Vì thơ ư?. Không. Ai cũng biết vì cái mác “nhạc sĩ” muốn trở thành “sao”, ông ta chuyên đi vay mượn nhạc điệu thơ người khác để “vẽ ra nhạc”cho mình. Bao nhiêu lễ hội trong địa phương ông ta làm đạo diễn nhạc nền khô khan lạt lẻo nhưng ông có cái ghế “Sếp”quản lý nên chẳng ai dám “chỏi”?. Văn Nhu từ chối không cộng tác nên ngày Văn Nhu đem thơ lên thành phố làm cái “show thơ chẳng giống ai”…đã “bị tóm”!

Chưa bao giờ tôi thấy Văn Nhu bức xúc đến độ căng thẳng thế này, mà Văn Nhu nói cũng chả có gì sai với bạn bè hay người say mê văn nghệ. Một thực tế đang tràn lan trong giới cầm bút ở đất nước này đang ca tụng nhau tăng bốc nhau lên tận trời xanh những con người tâm hồn xơ cứng ấy luôn mưu mô toan tính. Người làm thơ có tâm hồn thi sĩ mộc mạc chân thật như Văn Nhu phải đốt đuốc đi tìm là cái chắc. Đang suy nghĩ mông lung về thơ về bạn thì Văn Nhu đột ngột hỏi:

-Có tiền không, ủng hộ tôi một ít tái bản coi!? – Tôi…còn lơ mơ thì Văn Nhu vỗ vai:

-Đùa chút thôi. Trúng rồi…vừa có một “Em” nhắn tin hẹn nè! Mai lên phố cùng với tôi đi ông bạn “nhà mèo”. Xem thế sự mà viết, tôi đã có mạnh thường quân, tôi sẽ làm “show Thơ” mới. Hì…Hì…!!!

-Ở đâu?

-Đà Lạt…!!! –Tôi….???.






© Tác Giả và Newvietart Giữ Bản Quyền.

REF: NVA.TN100726-VT2.


TRANG CHÍNH TRANG THƠ CHUYỂN NGỮ BIÊN LUẬN NHẬN ĐỊNH ÂM NHẠC