TÁC GIẢ
TÁC PHẨM





Tên thật Đỗ Mạnh Tường.

Sinh ngày 10-7-1932 tại Yên Bái
trong giấy tờ tuỳ thân 1936.

Khởi sự viết văn cuối 1952.

Truyện ngắn đầu tiên Đời học sinh ký Tương Huyền đăng trên nhật báo Tia sáng ở Hà Nội (17-11-1952), Ngô Vân, Chủ nhiệm).

Truyện dài đầu tiên in ở Sài Gòn: Tình Sơn Nữ (1954).

Tổng số trên 50 tác phẩm đủ thể loại: thơ, truyện, phê bình, khảo luận, dịch thuật.

Từ 1952, ở Hà Nội cộng tác với các nhật báo Tia sáng, Giang Sơn, tạp chí Quê hương, phóng viên các báo Thân Dân (Nguyễn Thế Truyền), Dân chủ (Vũ Ngọc Các) (Hà Nội: 1952-1954). Chủ nhiệm tuần báo Mạch Sống, Dương Hà chủ bút - báo chỉ xuất bản được một số rồi tự đình bản vào 1955 ở Sài Gòn.

Cộng tác viên, tạp chí ở Sài Gòn: Đời Mới, Nguồn Sống Mới, Văn Nghệ Tập San, Văn Hoá Á Châu, Tân Dân, Tạp chí Sống (Ngô Trọng Hiếu), Sinh Lực, Đời, Nhật Báo Sống, Tuần báo Đời (Chu Tử), Trình Bầy, Tiền Tuyến, Sóng Thần (Uyên Thao), Lý Tưởng,v.v… -

Đăng truyện ngắn Les Immondices dans la banlieue trên báo Le Monde Diplomatique (Paris 12-1970)

Đăng thơ trên tạp chí Tenggara, Kuala Lumpur - Malaysia) từ 1968-1972- sau in lại thành tập: Asian Morning, Western Music (Sài Gòn 1971, tựa Gs Lloyd Fernando).






BÚT KÝ & TRUYỆN


THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 1/2

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E -mail 2/2

CHÀNG VĂN SĨ ĐẤT TỀ

ĐÊM DÀI TÌNH ÁI

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 3

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA -Chương 1 Kỳ 1

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA - Chương 1 Kỳ 2

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA - Chương 2

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA - Chương 3

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 2/2

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 3

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA - Chương 3 tiếp theo

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 4

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA - Chương 4

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 5

CON CHÓ LIÊM SỈ

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 6

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA - Chương 5

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 7

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 8

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 9

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 10 - KẾT





BIÊN KHẢO


LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 1

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 2

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 3

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 4

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 5

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 6

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 7





Mời bạn mở để nghe
Hương Xưa của nhạc sĩ Cung Tiến.



















THAY LỜI DẪN

Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam của nhà văn Thế Phong gồm 4 tập, đã được in 2 tập: Tập 1 NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930-1945, bản in ronéo đầu tiên ở Sài Gòn gồm 100 cuốn vào năm 1959. Bản tái bàn cuả NXB Vàng Son in 3000 cuốn ở SàiGòn vào năm 1974. Bià cuả họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi được chụp in lại trên đây , do một trong những NXB vô danh ở Mỹ in lậu ở California sau 1975 và Tập 4 : Tổng Luận đã chuyển ngữ A BRIEF GLIMPSE AT THE VIETNAMESE SCENE (from 1900 to 1956) và 2 tập 2 & 3 nói về văn nghệ kháng chiến, nhà văn hậu chiến 1900 - 1956 (văn nghệ quốc gia hay văn nghệ của VNCH) chưa bao giờ công bố trên văn đàn, mặc dù đã được lưu trữ tại một số thư viện TRONG NƯỚC (Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. HCM, Thư viện Khoa học Xã hội Tp.HCM) và NGOÀI NƯỚC như ở Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Boston, Ithaca-New York, SIU, IOWA vv..hoặc ở Pháp, Đức, Úc..

Newvietart xin đăng tải lại một vài nhận định báo chí, văn giới về Lược Sử Văn Nghệ khi xuất bản lần đầu vào 1959 :

a) Tạp chí Bách Khoa:" ..Ông TPhong vừa cho ra một loạt phê bình văn học. Đó là ai nấy đều mong đợi, bởi vì sau một thời gian khá lâu chưa ai tiếp tay Vũ Ngọc Phan, chốc đà mười mấy năm trời' đúng một thời gian luân lạc cuả cô Kiều...."( số 56, năm 1959, TRIỀU ĐẨU)

b) Ông TP một văn nghệ sĩ thủ đô vừa viết xong và cho phát hành cuốn" Lược sử Văn Nghệ VN", trong đó tác giả phân tích các tác phẩm của văn nghệ sĩ ra đời từ 1930 đến 1945. Cuốn này được quay ronéo có bầy bán tại các hiệu sách. Sách này tác giả đã tốn nhiều công phu và sưu tầm khá nhiều tài liệu để biên soạn (nhật báo Ngôn Luận ngày 8/9/1959- Saigon).

c) ..." Điều thứ ba, sự phán đoán của anh hợp với ý tôi, phần nhiều các tác phẩm anh khen, thì tôi cũng nhận là có giá trị; những tác phẩm anh chê, thì tôi cũng không thích. các nhận xét cuả anh về Triều Sơn, Hoàng Thu Đông đều đúng cả. Đó là nhận xét của tôi; tôi phải phục sức đọc, sức viết, sức nhớ cuả anh. Cảm ơn anh một lần nữa.." (Nguyễn Hiến Lê, 12/3c Kỳ Đồng, Saigon 3- ngày 17/4/1959)

d) Nguyệt san Sinh Lực (1959, Chủ nhiệm: Võ văn Trưng- Saigon) :"...Hôm nay Thế Phong còn có thể ít nhiều nhầm lẫn-nhưng với khả năng rạt rào của tuổi trẻ, với lòng yêu văn nghệ đến đam mê, anh còn nhiều bước đi ngạc nhiên trên lãnh vực nà để đào xới lại mảnh đất hoang phê bình cảo luận bị bỏ quên trong nhiều năm. Sự cố gắng của Thế Phong là sự cố gắng hoàn toàn văn nghệ, cuả một người văn nghệ biết mỉm cười trong sự nghèo túng bản thân mình để hiến chiều dài cho văn học sử. Cũng có đôi khi ta thấy Thê Phong phê phán có vẻ độc tài và tàn nhẫn nữa; nhưng ta vẫn thấy rằng: đó là sự độc tài và tàn nhẫn không có tính cách tự cao, tự đại; hoặc dao to búa lớn; (trái lại) nhiều tinh thần thẩm mỹ, dĩ nhiên là có chủ quan. Ta quí sự nhận thức ấy- vì anh dám nói- cũng như người khác có dám cãi lại hay không là quyền của họ.." (Lê Công Tâm - Thanh Hữu, nhà văn).

e) Le Journal d'Extrême Orient (Saigon, 3 Décembre 1959)" Lược sử văn nghệ Việt nam-Hisotire de la littérature vietnamienne". Histoire sommaire de la littérature vietnamienne, òu l'auteur passe en revue les écrivains d'avant guerre 1930-1945. Cette oeuvre est tirée sur ronéo avec une tirage limitée. Fruit de minuitieuses recherches et d'une riche documentation donnée une vue d'ensemble des diverses époques et tendances des écrivains, des poètes du Vietnam, de leurs oeuvres, d'une littérature riche de plusieurs millénaires suivant le cours de l'Histoire. C'est une synthèse remarquablement coordonné annotée parle critique éminent qu'est ThếPhong qui l'achevée dans les derniers jours de Juin 1956

(đã in ở cuối sách "LSVNVN-Nhà văn tiền chiến 1930-1945 của ThếPhong, NXB Vàng Son Saigon 1974)...

Từ Vũ và Newvietart chân thành cảm tạ nhà văn Thế Phong đã cho phép đăng tải toàn bộ tập Lược Sử Văn Nghệ, tài liệu không thể thiếu cho những người yêu chuộng văn chương nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt cho những người muốn khách quan sưu tra sử liệu .




BÀI THỨ 7

TIẾT 1



CÁC NHÀ VĂN TRONG NHÓM HÀN THUYÊN

Giữa ngày Nhật đặt chân lên mảnh đất Đông Dương, Nhật chia quyền lợi với Pháp. Một số trí thức đệ tứ đứng ra thành lập Hàn Thuyên, với tạp chí Văn Mới cơ quan diễn đạt tư tưởng và nhà Hàn Thuyên in những tác phẩm của anh em trong nhóm. Chủ biên là Nguyễn Đức Quỳnh, một giáo sư nặng phần lý luận, sau ông có cho xuất bản mấy cuốn tiểu thuyết chính trị. Ông điều khiển tâm nhà xuất bản Hàn Thuyên cùng với nhà văn Trương-Tửu. Những nhà văn cộng tác với Hàn Thuyên đều là người cùng chí hướng như Lê Văn Siêu, Chu Thiên, Phạm Ngọc Khuê, Đặng Thái Mai, Nghiêm Tử, Nguyễn Hải Âu, Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đình Lạp, Nguyễn Tuân, Vi Huyền Đắc, Đồ Phồn, Nguyễn Đổng Chi, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Trần Huân… Khác hẳn với Tự Lực văn đoàn, nhóm này mở đầu bằng một loạt biên khảo chính trị; như Nguyễn Đức Quỳnh với Lịch sử Thế giới, Gốc tích loài người, hoặc Nguyễn Bách Khoa với Nhân loại tiến hóa sử; phê bình Văn chương Truyện Kiều; loại kinh tế học như Nguyễn Hải Âu Kinh tế học nhập môn; loại cải tiến xã hội như Lương Đức Thiệp với Xã hội Việt Nam. Nguyễn Tế Mỹ đặt vấn đề nhận thức mới về sự kiện lịch sử Hai Bà Trưng, Phạm Ngọc Khuê tổ chức con người mới Óc Khoa học, dịch thuật và biên khảo như Đặng Thái Mai(14) Ả Q; phương pháp cải tạo thanh niên với lề lối làm việc như Lê Văn Siêu và Thanh niên và Thực nghiệp; Nguyễn Đình Lạp, Nguyễn Tuân, Trương Tửu viết tiểu thuyết theo quan niệm văn nghệ mới: tân nhân bản. Đồ Phồn làm thơ châm biếm, Vi Huyền Đắc viết kịch và họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung trình bày bìa. Một số nhà văn nhóm này muốn giáo dục tư tưởng giai cấp trí thức tiểu tư sản, đối tượng nhằm vào tác phẩm biên khảo nặng tri thức. Nhóm ấy đi sâu vào mọi mặt, lịch sử chính trị, học thuyết kinh tế, phương pháp thực tập con người thời đại mới, giải thích lịch sử theo quan niệm Mác xít. Độc giả nhóm này có trình độ tri thức, không phải độc giả ham mê truyện Tự Lực văn đoàn. Không những độc giả chọn lọc trên phương diện tác phẩm biên khảo; mà đến cả tiểu thuyết của nhóm cũng cần là độc giả chọn lọc. Nguyễn Tuân với loại tâm bút, phải là thế hệ người trải đời, hiểu mình, chán chường nhân tình thế thái, thích ngắm trăng ngắm mây, uống trà tàu, ngâm thơ thời thế; hoặc độc giả có trí óc nhìn xa trông rộng, thì loại truyện này mới hợp với họ. Ngay đến Chu Thiên với phóng sự tiểu thuyết Bút nghiên, tả thời dĩ vãng trường ốc cũ, ông Cử, ông Bảng; thì đâu có phải dành cho thanh niên thiếu nữ mới lớn lên thời bấy giờ. Nguyễn Đức Quỳnh với Thằng Cu So, Thằng Phương, Thằng Kình, tiểu thuyết giáo dục hướng thượng, tuy khô khan: phân tích đời một bé nhà quê lọt lòng cho đến khi học đến lớp nhì A, cần phải tranh đấu với bản thân mình và trường đời ra sao? Thật nhiều tác động chính trị. Thì đó không phải là độc giả của Nửa Chừng Xuân, Hồn Bướm Mơ Tiên. Không có ý so sánh giá trị đối nghịch hai nhóm, mà chỉ so sánh hai loại độc giả hai nhóm khác nhau ra sao? Truyện Chiếc lư đồng mắt cua của Nguyễn Tuân, tác giả chép lại thiên ký sự chặng đời sống phóng túng (libertinage) cũng như Vang bóng một thời… Đến Ngoại Ô, Ngõ hẻm, của Nguyễn Đình Lạp, truyện những người lao động ngoại thành với cuộc thống trị của Pháp ảnh hưởng đến thân phận sống của họ. Tóm lại độc giả của Hàn Thuyên, đối tượng là trí thức hay có tri thức sơ đẳng, mà nhóm này quan niệm có tri thức mới là nòng cốt chủ nghĩa chính trị Hàn Thuyên tung ra sau làm việc nước. Trước khi lướt qua phần sơ lược các tác giả Hàn Thuyên; tất nhiên không thể phê bình một lần cặn kẽ được, nên một số chỉ nói sơ lược.

1. PHẠM NGỌC KHUÊ (19?? – 19??)

Tác giả Một sức khỏe mới, Nghị lực, Óc Khoa học, Cải tạo Sinh lực (Hàn Thuyên xuất bản từ 1941 đến 1944). Ông có phận sự đả phá lề lối giữ sức khỏe cổ hủ của thế hệ dĩ vãng và đưa độc giả theo phương pháp khoa học mới, tạo cho người khỏe về thể xác lẫn tinh thần mới, có như thế mới đủ năng lực phục vụ cho bản thân và tổ quốc. Chúng ta thừa hiểu rằng mỗi nhà văn trong nhóm Hàn Thuyên đều thảo luận về lập trường khi hành động, dầu viết về một cuốn sách với đề tài áp đặt. Vì họ là người viết theo cương lĩnh chung.

2. NGUYỄN TẾ MỸ (19?? – 19??)

Tác giả Hai Bà Trưng (Hàn Thuyên 1944). Giải thích sự kiện lịch sử theo quan niệm mác xít, tất cả sự kiện quá vãng đều được nhào nặn máy móc theo cách nhìn mới. Trong cuốn ấy, ông giới thiệu cuốn ra sau là Lý Thường Kiệt, không biết tác phẩm ấy có xuất bản không? Chúng tôi không được đọc; nhưng lập luận viết hẳn không khác nhỡn quan nhận định về sự kiện lịch sử như cuốn Hai Bà Trưng.

3. NGUYỄN HẢI ÂU (19?? – 19??)

Tên thật là Trần Đình Minh, gốc Nam Bộ. Tác giả Kinh Tế học phổ thông, Học Thuyết Kinh tế tiểu dẫn (Hàn Thuyên)... Cũng như các đồng đội nói ở trên, Nguyễn Hải Âu viết về kinh tế theo con mắt đệ tứ. Viết những tác phẩm này, ông còn là một thanh niên hai mươi. Sau bị Pháp bắn chết ở SàiGòn khoảng sau 1945.

4. LƯƠNG ĐỨC THIỆP (19?? – 19??)

Tác giả những cuốn sách giá trị và công phu khảo cứu, như Xã hội Việt Nam (Hàn Thuyên), Văn Chương và Xã hội (Nhà xuất bản Đại Học)… Những tác phẩm này phân tích về cuộc sống dân Việt Nam ảnh hưởng đến xã hội ra sao, và muốn lập một xã hội mới phải căn cứ trên sự kiện nào. Là sách khảo cứu công phu, khoa học, hệ thống, dẫn giải rành mạch, viết với tinh thần hiểu biết am tường. Nhất là cuốn Việt Nam tiến hóa sử viết theo lập luận xã hội; nhưng là cuốn sách giúp ích cho ai muốn thấu triệt quán xuyến vấn đề mới của xã hội Việt Nam.

5. ĐẶNG THÁI MAI (1902 – 1984)

Như một cây viết triết nổi tiếng còn chuyên dịch sách Tàu và viết khảo luận văn học Chinh Phụ Ngâm. Tác phẩm xuất bản Văn Học và Khái luận (Hàn Thuyên). Ả. Q Chính Truyện dịch của Lỗ Tấn đăng trên báo Thanh Nghị; sau Thời Đại in thành sách. Ông còn dịch các vở kịch Lôi Vũ của Tào Ngu (báo Thanh Nghị 1944). Những tác phẩm của Đặng Thái Mai dịch hay như Ả Q Chính Truyện; nhờ đó chúng ta hiểu được sinh hoạt cách mạng dưới ngòi bút một văn hào Trung Quốc vào năm 1911. Tác phẩm khảo luận văn học Văn học Khái luận chứng tỏ người viết am tường vấn đề hiểu biết, thâu thái ý kiến xác đáng bàn về văn học, phương pháp viết khoa học. Văn dẫn giải hơi tối nghĩa, trình bày theo tinh thần bác học, người đọc mất nhiều thời gian suy ngẫm. Và phải có một trình độ học thức căn bản mới thâu thập được vấn đề văn hóa của ông đưa ra.

6. NGUYỄN ĐỔNG CHI (1913 – 19??)

Là một chuyên viên khảo về dân gian, nên tác phẩm biên khảo chịu ảnh hưởng từ nghề nghiệp. Tác phẩm đã xuất bản Việt Nam văn học cổ sử (Hàn Thuyên), Hát Dậm Nghệ Tĩnh (Tân Việt 1944). Tác phẩm này cho chúng ta hiểu về vốn cũ hát dậm tiền nhân dành lại, như Ngô Tất Tố viết Văn học Việt Nam, qua các thời Trần Lý. Ông là nhà biên khảo có công, uyên thâm Hán học, Tây học, một cộng tác viên có chỗ đứng giá trị riêng biệt trong nhóm Hàn Thuyên.

7. LÊ VĂN SIÊU (1914 – 1995)

Sinh năm 1914 ở Hà Nội. Tác phẩm đã xuất bản: Thanh Niên và Thực Nghiệp (Hàn Thuyên), Hợp Lý Hóa Taylor… Sau tiền chiến viết về văn học và văn minh Việt Nam. Tác phẩm xuất bản ở hậu chiến cứu vãn Lê Văn Siêu phần nào có chỗ đứng trong địa hạt văn học: Văn minh Việt Nam (NXB Phạm Văn Tươi, 1955), Nguồn sống Văn học Việt Nam (NXB Thế Giới, 1956), Văn học thời Bắc Thuộc (NXB Thế Giới), Nếp sống tình cảm của con người Việt Nam ( Hướng Dương, 1956), Văn học Thời Lý (Hướng Dương 1957). Văn Minh Việt Nam là cuốn sách giá trị, tuy nhiên vẫn chưa thoát được duy tâm ảo tưởng khi viết. Mặc dầu ông đã phơi bày lý lẽ, có hình tượng văn minh không thể diễn đạt được vì thuộc loại trừu tượng. Nếp sống tình cảm của người Việt Nam, vì quá đi tìm những cái còn lại về nếp sống cũ người Việt Nam, nên nhiều đoạn viết về phong tục hôn nhân, tang chế, có phần nô lệ Tàu. So sánh quyển này với Văn hóa sử cương của Đào Duy Anh, một học giả đi trước; thì ông chưa vượt được. Những sách viết về Văn học thời Lý chịu ảnh hưởng nhiều tài liệu khác nhau, chưa chế biến. Như mượn của Ngô Tất Tố, Việt Nam văn học, thời Trần và Lý I và II (Mai Lĩnh xuất bản 1943). Tài liệu gốc vẫn là của Thượng tọa Mật Thể. Tuy nhiên cuốn sách trên cũng hữu ích, trong khi chúng ta đang cần sử liệu để khảo về vốn văn cổ. Giá trị Lê Văn Siêu chưa thể là Michelet với Histoire de France; hoặc Buffon với Histoire naturelle, nhưng tạm là nhà văn học có giá trị tương đối, cố gắng học hỏi, sưu tầm, so trước tiến khá xa khi nhập Hàn Thuyên. Sách dịch thô thiển, cổ hủ như Thanh niên và Thực nghiệp hoặc Hợp lý hóa Taylor đến Văn minh Việt Nam, Văn học Thời Lý chứng tỏ sự cố gắng của ông.

8. VI HUYỀN ĐẮC (1899 – 1976)

Sinh năm 1899 ở Hải Ninh, Bắc Phần. Vào làng văn từ năm 1929. Ông còn một biệt hiệu nữa Giới Chi; nhưng ít ai biết đến. Một Vi Huyền Đắc, một Đoàn Phú Tứ là những kịch sĩ nổi tiếng. Tác phẩm đã xuất bản như Hoàng Mộng Điệp diễn ở Nhà Hát Lớn Hà Nội vào năm 1928, sau Thái Dương văn khố xuất bản. Hai tối tân hôn (Thái Dương văn khố Hải phòng xuất bản 1929), Cô đầu Yến (1930); Cô Đốc Minh (1931), Martine (dịch kịch Bernard), Kinh Kha đăng trên Phong Hóa (1935) và một vở kịch viết bằng tiếng Pháp Éternels regrets (1938), Kim Tiền (Ngày Nay) diễn ở Hải Phòng 19-02-1938, Ký Cóp diễn ở Hà Nội 15-10-1948… Sau tiền chiến, ông cho xuất bản vở kịch Thành Cát Tư Hãn (Người Việt Tự do 1956). So vở kịch tiền chiến cho đến nay, Thành Cát Tư Hãn có phần tiến bộ về kỹ thuật. So với sự nghiệp kịch của ông, Thành Cát Tư Hãn không vượt được tác phẩm trước và nếu so sánh chung với tình hình kịch. Kịch tác gia bị chìm trước vở kịch kháng chiến Tiếng Trống Hà Hồi Hoàng Như Mai.

9. ĐỒ PHỒN (1911 – 1990)

Tên thật Bùi Huy Phồn. Tác phẩm hoạt kê châm biếm Một chuỗi cười (Hàn Thuyên). Ông viết truyện trinh thám ký tắt là B.H.P, như Gan dạ đàn bà, Tờ di chúc, Mối thù truyền kiếp… Truyện trinh thám của ông không có gì đặc sắc so với Phạm Cao Củng hay Thế Lữ. Thơ trào phúng Đồ Phồn châm biếm sâu sắc, khí phách ngang tàng. Chúng tôi cho trích bài Giang Hồ Khái, làm bằng chứng về tài châm biếm của một Tú Mỡ Hàn Thuyên:

Trích thơ:

GIANG HỒ KHÁI

Sinh người hà tất lại sinh ông

Thầy chẳng nên thầy thợ cũng không

Hai bữa nếm toàn cơm nội trợ

Góc đời bàn mảnh chuyện Tây Đông

Theo voi đã chán nhai đầu mía

Há miệng dương nằm đợi gốc sung

Chợt vẳng xa nghe thằng bị gậy

Rủ đi ăn vạ với non sông

ĐỒ PHỒN

10. CHU THIÊN (1913 – 1992)

Tên thật Hoàng Minh Giám. Tác phẩm đã xuất bản Lê Thái Tổ, Bà Quận Mỹ (1942)... thuộc loại tiểu thuyết dã sử. Duy tập phóng sự thuyết về thi cử Bút nghiên giá trị hơn cả giữ lại cho ông chỗ đứng trong văn học (Hàn Thuyên xuất bản 1942). Ngô Tất Tố với giọng văn hoài cổ trong Lều chõng, Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời đến Chu Thiên với Bút nghiên. Ở Bút nghiên, Chu Thiên không tả nhân vật tài năng như Lều chõng, song phác họa cho nhìn thấy cảnh đi thi mà trong Lều chõng không nói đến. Nhận định về truyện trên, Vũ Ngọc Phan viết: “...Chu Thiên chuyên về mặt khảo cứu nhiều quá, nên trong tập “Bút nghiên” truyện gần như là phụ, hình như tác giả chỉ cần đến việc chỉ cốt là diễn tả cho hết những gì học hỏi lối thi cử của ta thuở xưa cho có thứ, lớp, chứ không phải tác giả muốn dùng việc để viết thành nhưng đoạn có tình tiết, cơ mưu làm cho động tác luôn luôn thay đổi, gây được nhiều cảm hứng cho người đọc. “Bút Nghiên” là một tập tiểu thuyết phóng sự rất phẳng lặng, xét riêng về truyện thì gần như không có gì. Nó chỉ là một truyện có hậu. Một cậu học trò chăm học, thông minh nên đã lấy được vợ đẹp và đỗ sớm...” Ý kiến của Vũ Ngọc Phan đầy đủ giá trị để tóm lược về văn nghiệp Chu Thiên.



CÒN TIẾP ...






© CẤM ĐĂNG TẢI LẠI NẾU KHÔNG CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ VÀ NEWVIETART .






TRANG CHÍNH TRANG THƠ ĐOẢN THIÊN TRUYỆN NGẮN ÂM NHẠC