TÁC GIẢ
TÁC PHẨM





NGUYỄN VĂN HOA

Sinh ngày 8 tháng 9 năm 1946 tại Thôn Tháp Dương, xã Trung Kênh, huyện Lương Tài , Bắc Ninh.

. Tiến sĩ Kinh tế. ( bảo vệ tại CHDC ĐỨC 28-2-1987)
. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội
. Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội.

TÁC PHẨM XUẤT BẢN :

- Sếu Đầu Đỏ (tập thơ), 1998.
- Mưa Trong Thơ Việt (sưu tầm, tuyển chọn), 1996.
- Miền Quê Kinh Bắc: tuyển thơ cổ và kim (sưu tầm, tuyển chọn), 1997
-Tuyển Tập Thơ Văn Xuôi Việt Nam và Nước Ngoài ( biên soạn cùng PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện, Viện Văn học).
- Chân Dung Các Nhà Kinh Doanh Nổi Tiếng Thế Giới ( biên soạn cùng Nguyễn Hữu Viêm, Thư viện Quốc gia).






ĐOẢN VĂN & TRUYỆN

. BÀN THIÊN NAM BỘ
. QUÊ NGOẠI TUỔI THƠ
. EM Ở ĐÂU ?
. CHUYỆN MẸ KỂ
. ĐÁM MA CON CHÓ TRẮNG
CỦA CỤ TỔNG DOÃN

. CÂY GẠO VỚI
NGÔI MIẾU CỔ LỤC ĐẦU GIANG

. VỚT CỦI TRÊN LỤC ĐẦU GIANG
. NÀNG LÀ AI ?
. CÂY VỐI LỤC ĐẦU GIANG
. NÀNG TỰ TỬ Ở LỤC ĐẦU GIANG ?
. CU KIẾM Ở LỤC ĐẦU GIANG
. KẺ GIẦU Ở LỤC ĐẦU GIANG
ĐÊ BIỂN
NGÔI CHÙA LỢP CÓI VEN BIỂN




BIÊN KHẢO


. VŨ VĂN KÍNH :
NGƯỜI ĐÃ XUẤT BẢN
. NHIỀU ĐẦU SÁCH VỀ NÔM NHẤT TẠI VIỆT NAM

. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ I -
. THẬT ÁM ẢNH KHI ĐỌC
100 BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA NGUYỄN KHÔI ( KINH BẮC )

. QUAN HỌ BẮC NINH ĐI VỀ ĐÂU
THỜI HỘI NHẬP QUỐC TẾ !

. THI SỸ ĐÔNG HỒ
. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ 2 -
. VĂN BIA CŨNG CHÍNH LÀ MỘT CUỐN GIA PHẢ BẰNG ĐÁ
. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ 3 -
. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ 4 -
. BÀN VỀ NHÀ THỜ HỌ Ở HÀ NỘI VIỆT NAM
. SAU KHI VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO VỀ VĂN HOÁ NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG BỊ ĐỒNG HOÁ
. TỤC NGỮ DÂN TỘC MƯỜNG
. NÉT ĐẸP VỀ TẾT QUÊ TÔI LỤC ĐẦU GIANG
. TẾT NGUYÊN ĐÁN VỚI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
. TRANH TẾT ĐÔNG HỒ (KINH BẮC) MANG HỒN THUẦN KHIẾT VIỆT NAM
. TẾT NGUYÊN ĐÁN VỚI HOA VÀ CÂY CẢNH Ở NHÀ QUÊ VIỆT NAM
. LỄ HỘI Ở KINH BẮC
. BẬP BẸ ĐÁNH VẦN TÊN LÀNG KINH BẮC
. TẬP TỤC ĐẸP LỄ THƯỢNG THỌ Ở KINH BẮC
. Nguyễn Khôi (Đình Bảng) Người "tái sinh" thể thơ Song Thất Lục Bát ...
. MỘT VÀI LỜI VỀ MÚA RỐI NƯỚC Ở KINH BẮC
. GIAO THOA CỦA ẨM THỰC NAM BỘ Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI
. CỔNG LÀNG KINH BẮC CẦN BẢO TỒN NGHIÊM NGẶT
. GIẾNG LÀNG KINH BẮC
. VÍ DỤ ĐƯỢC MẤT Ở TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN
. TẬP VIỆC HIẾU Ở KINH BẮC
. TẬP TỤC VỀ ĐÁM CƯỚI Ở KINH BẮC
. THĂM PHỐ CỔ ĐỒNG VĂN HÀ GIANG
. LÀNG NGHỀ CỔ TRUYỂN KINH BẮC


























Tranh của họa sĩ Kiều Hải





LÀNG NGHỀ CỔ TRUYỂN KINH BẮC

1- Đặt Vấn Đề :

Theo Phan Huy Chú thì Kinh Bắc" là mạn trên của nước ta " : " Vì là khí hồn trọng , ở phương Bắc phát ra nên khác với mọi nơi " ( trang 102 Lịch triều hiến chương loại chí tập 1 quyển III, NXB KHXH , Hà Nội , năm 1992) .

Nếu đến Bảo tàng lịch sử Việt nam ( Hà Nội ) chúng ta có thể thấy không ít hiện vật của các làng nghề cổ truyền của Kinh Bắc .

Vậy số phận của làng nghề cổ truyền Kinh Bắc trước thời vận mới của Đất Nước Ta thì thế nào ?

2- Mấy Nét Nhận Xét Về Làng Nghề Cổ Truyền Kinh Bắc :

2.1 Tính thích nghi của làng nghề cổ truyền Kinh Bắc :

Dù nước ta đã tham gia vào tổ chức WTO ( tổ chức thwong mại thế giới ), chúng ta phải mở cửa thị trường , như vậy sản phẩm của các làng nghề cổ truyền sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm nước ngoài . Sống hoặc tuyệt diệt? Điều đáng mừng là có những làng nghề cổ truyền đã bừng thức dậy và chiếm lính thị trường cả nước và thị trưqờng xuất khẩu. Có thể lấy ví dụ làng nghề gốm cổ Phù Lãng ( Quế Võ ) , không chỉ khôi phục và còn phát triển nhiều sản phẩm thích nghi với thị hiếu của khách hàng thời mở cửa. Có nhiều nghệ nhân dân gian âm thầm lặng lẽ trong cuộc phục hưng này. Nhưng theo cá nhân tôi nên ghi công các nghệ nhân trẻ , họ dám mạo hiểm , đầy sáng tạo ví dụ Gốm Nhung là một điển hình ( Tại Phố Nguyễn Thái Học Hà Nội và các cuộc triển lãm trong nước và quố tế đã có ặmt sảnphẩm của Gốm Nhung ( Phù Lãng ) . Sản phẩm làng nghề cổ truyền này không chỉ giữ hồn xưa , về mầu đó là men nâu , men da lươn, , vàng nhạt, vàng thẫm,vàng nâu ; về laọi hình thì Gốm Phù Lãng có sản phẩm tín ngwongx (đỉnh thờ, lư hương,...), sản phẩm gia dụng (bình, lọ ,chum, vại, ...)và các loại gốm trang trí ( ngựa , voi, ấm, bình, lọ hoa ...) . Số nghệ nhân trẻ có ngwoif đã qua đại học mỹ thuật công nghiệp hoặc Đại học mỹ thuật Yừt Kiêu , nên họ biết ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mới vào làng nghề cổ truyền này. Ví dụ phương pháp tạo hình có thể trên bàn xoay ,in trên khuôn gỗ hoặc khuôn đất nung rồi dán ghép lại .

Sản phẩm Phù Lãng có khác biệt với sản phẩm nơi khác , đó là hồn Kinh Bắc trong từng sản phẩm . Riêng tôi hiên có lưu giữ gốm Phù Lãng với 12 chiếc bình vôi ( bằng quả bòng to ) có đắp nổi hình mỗi bình một trong 12 con Giáp Tý -Sửu- Dần -Mão -Thìn -Tỵ -Ngọ -Mùi -Thân -Dậu -Tuất -Hợi.

2- Sự biến thái sản phẩm trong làng nghề Kinh Bắc :

Tôi đã có bài về tranh Đông Hồ ( Kinh Bắc ) đã biến thái khi chuyển hướng sang sản xuất hàng mã cho người âm ( chết ) . Trên thương trường , tranh Đông Hồ " độc nhất vô nhị " , không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp , những lại có loại tranh khác thanh thế. Đời sống vật chất tinh thần của ngươì tiêu dùng đã khác xa, do vậy " đầu ra "bị thu hẹp.Do vậy các nghệ nhân làng nghề này buộc phải chuyển hướng sang loại sản phẩm có đầu ra quá nhiều . Mồng 1 và Rằm hàng tháng , hàng triệu hộ đều đốt giấy tiền vàng mã cho người âm. Rồi đến ngày Lễ xá tôi vong nhân , rồi lễ dâng sao giải hạn , hàng vạn Hình nhân thế mạng bằng hàng mã , rồi những ngày giỗ ngwoif thân nhiều gia đình nay còn đốt ô tô ,tủ lạnh,ti vi, nhà tầng ,người hầu gái bằng hàng mã ...cho người thân của mình .

Hiện tượng biến thái của làng nghề cổ truyền Đông Hồ có nhiều ý kiến trái ngược nhau . Kẻ khen người chê . Kẻ khen thì cho rằng thế là uyển chuyển , thế là sáng tạo , thị trường cần gì , đáp ứng được sản phẩm đó. Còn người chê thì cho rằng làng nghề cổ này tiếp tay cho mê tín dị đoan .

Với tôi , việc đốt nhà tầng , ti vi,tủ lạnh, ô tô , hấu gái , Địa phủ ngân hàng đô la Mỹ ... bằng giấy mã nó thể hiện tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân , đó cũng là một nghề thủ công với hàng chục công đoạn khác nhau , nó có thể tận dụng nguyên liệu tại chỗ ( tre ) và lao động tại chỗ ( từ ngwoif già đến cả trẻ em sau giờ đi học hoặc chăn trâu cắt cỏ ). Mắt khác cũng alf dịp người sống tỏ bày khát vọng báo hiếu chongwoif quá cố xưa . Sống sao thác vậy , tín ngwongx dân gian cũng muốn " nâng cao đời sông vật chất và tinh thần cho người âm". Tôi đã chứng kiến trực tiếp cảnh đốt mã ở Đền Bà Chúa Kho ( TP Bắc Ninh ), có lẽ người chê làng tranh cổ Đông Hồ làm hàng mã sẽ buốt ruột buốt gan , vì suốt ngày hàng tạ hàng mã dốt cháy đùng đùng từ khách thập phương.

3- Làng Nghề Gánh Chịu Ô Nhiễm Môi Trường Nghiêm Trọng:

Quy mô vừa và nhỏ , công nghệ cổ truyền , do vậy làng nghề cổ không thể tránh được hệ luỵ là môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, Nó tác động đên sức khoẻ của chính họ và con cháu họ .

Làng sắt Đa Hội Châu Khê Kinh bắc là sự trả giá về ô nhiễm môi trường của làng nghề cổ. Không gián sinh tồn quá chật hẹp , cả xã đua chen làm nghề . Một xãcó đên 6-700 doanh nghiệp làm nghề sắt.Đến trên 80 % thu nhập trong xã từ sản xuất kinh doanh sắt . Sản lượng trên 70 ngàn tấn / năm ; Doanh thu dưới 300 tỷ đồng ( gần 20 triệu USD)/ năm. Thu nhập xã này theo đầu ngwoif vào loại cao nhất ở Kinh Bắc. Tuy nhiên chỉ với mấy kilomet mà trên 100 xe ô tô các loại vào ra , hàng ngày nên thường xuyên gây ách tắc giao thông , nhất là vào giờ các cháu tan học. Ngoài ra còn bụi , ồn , nước thải , không khí ô nhiễm suốt 24/24 giờ trang ngày 365/365 ngày trong năm. Dù đã có nhiều doanh nghiệp tránh ô nhiễm đã đi làm ăn xa ở Sài Gòn , Đà Nãng , Hà Tây , Lào , Cam Pu Chia . Mô hình Đa Hội Châu Khê Kinh Bắc là sự cảnh tỉnh về giới hạn cho phép của một làng nghề với vấn đề ô nhiễm môi trường và xã hội !

3- Kết Luận :

Kinh Bắc có hàng chục làng nghề nổi tiếng trong và ngoài nước . Nơi đó bảo tồn những nét tinh hoa của văn hoá vùng Kinh Bắc , ví dụ gỗ Đồng Kỵ , chạm Rồng ở Phù Khê làm cho thương nhân thế giới, thậm chí ngay cả nhà giàu người Tàu phải sửng sốt nể phục .Làng nghề đồ đồng Đại Bái âm thầm cung cấp cồng chiềng cho nhạc công dân gian Tây Nguyên .

Mấy nét trên thôi cũng thấy làng nghề cổ Kinh bắc đang phải cạnh tranh để sản phẩm của mình thích nghi với môi trưòng hiên đại .

Sự tồn vong của làng nghề cổ Kinh Bắc , việc khen chê tuỳ ở bạn đọc !




Tiến Sĩ NGUYỄN VĂN HOA


© Cấm trích đăng lại nếu không được sự chấp thuận của Tác Giả và Newvietart .



TRANG CHÍNH TRANG THƠ ĐOẢN THIÊN TRUYỆN NGẮN ÂM NHẠC