TÁC GIẢ
TÁC PHẨM





NGUYỄN VĂN HOA

Sinh ngày 8 tháng 9 năm 1946 tại Thôn Tháp Dương, xã Trung Kênh, huyện Lương Tài , Bắc Ninh.

. Tiến sĩ Kinh tế. ( bảo vệ tại CHDC ĐỨC 28-2-1987)
. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội
. Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội.

TÁC PHẨM XUẤT BẢN :

- Sếu Đầu Đỏ (tập thơ), 1998.
- Mưa Trong Thơ Việt (sưu tầm, tuyển chọn), 1996.
- Miền Quê Kinh Bắc: tuyển thơ cổ và kim (sưu tầm, tuyển chọn), 1997
-Tuyển Tập Thơ Văn Xuôi Việt Nam và Nước Ngoài ( biên soạn cùng PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện, Viện Văn học).
- Chân Dung Các Nhà Kinh Doanh Nổi Tiếng Thế Giới ( biên soạn cùng Nguyễn Hữu Viêm, Thư viện Quốc gia).






ĐOẢN VĂN & TRUYỆN

. BÀN THIÊN NAM BỘ
. QUÊ NGOẠI TUỔI THƠ
. EM Ở ĐÂU ?
. CHUYỆN MẸ KỂ
. ĐÁM MA CON CHÓ TRẮNG
CỦA CỤ TỔNG DOÃN

. CÂY GẠO VỚI
NGÔI MIẾU CỔ LỤC ĐẦU GIANG

. VỚT CỦI TRÊN LỤC ĐẦU GIANG
. NÀNG LÀ AI ?
. CÂY VỐI LỤC ĐẦU GIANG
. NÀNG TỰ TỬ Ở LỤC ĐẦU GIANG ?
. CU KIẾM Ở LỤC ĐẦU GIANG
. KẺ GIẦU Ở LỤC ĐẦU GIANG
ĐÊ BIỂN
NGÔI CHÙA LỢP CÓI VEN BIỂN




BIÊN KHẢO


. VŨ VĂN KÍNH :
NGƯỜI ĐÃ XUẤT BẢN
. NHIỀU ĐẦU SÁCH VỀ NÔM NHẤT TẠI VIỆT NAM

. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ I -
. THẬT ÁM ẢNH KHI ĐỌC
100 BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA NGUYỄN KHÔI ( KINH BẮC )

. QUAN HỌ BẮC NINH ĐI VỀ ĐÂU
THỜI HỘI NHẬP QUỐC TẾ !

. THI SỸ ĐÔNG HỒ
. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ 2 -
. VĂN BIA CŨNG CHÍNH LÀ MỘT CUỐN GIA PHẢ BẰNG ĐÁ
. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ 3 -
. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ 4 -
. BÀN VỀ NHÀ THỜ HỌ Ở HÀ NỘI VIỆT NAM
. SAU KHI VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO VỀ VĂN HOÁ NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG BỊ ĐỒNG HOÁ
. TỤC NGỮ DÂN TỘC MƯỜNG
. NÉT ĐẸP VỀ TẾT QUÊ TÔI LỤC ĐẦU GIANG
. TẾT NGUYÊN ĐÁN VỚI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
. TRANH TẾT ĐÔNG HỒ (KINH BẮC) MANG HỒN THUẦN KHIẾT VIỆT NAM
. TẾT NGUYÊN ĐÁN VỚI HOA VÀ CÂY CẢNH Ở NHÀ QUÊ VIỆT NAM
. LỄ HỘI Ở KINH BẮC
. BẬP BẸ ĐÁNH VẦN TÊN LÀNG KINH BẮC
. TẬP TỤC ĐẸP LỄ THƯỢNG THỌ Ở KINH BẮC
. Nguyễn Khôi (Đình Bảng) Người "tái sinh" thể thơ Song Thất Lục Bát ...
. MỘT VÀI LỜI VỀ MÚA RỐI NƯỚC Ở KINH BẮC
. GIAO THOA CỦA ẨM THỰC NAM BỘ Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI
. CỔNG LÀNG KINH BẮC CẦN BẢO TỒN NGHIÊM NGẶT
. GIẾNG LÀNG KINH BẮC
. VÍ DỤ ĐƯỢC MẤT Ở TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN
. TẬP VIỆC HIẾU Ở KINH BẮC
. TẬP TỤC VỀ ĐÁM CƯỚI Ở KINH BẮC
. THĂM PHỐ CỔ ĐỒNG VĂN HÀ GIANG
. LÀNG NGHỀ CỔ TRUYỂN KINH BẮC
. BIA KHẮC TRÊN VÁCH NÚI Ở SƠN LA


























Đền Thờ Lê Thái Tông - Sơn La





BIA KHẮC TRÊN VÁCH NÚI Ở SƠN LA

1- Đặt Vấn Đề :

Đường lên Sơn La bây giờ là con đuờng đẹp nhất Việt Nam . Nếu đi xe đời mới , lái xe trẻ khoẻ , đuờng lại êm như du (chẳng thua kém gì đưuờng Hồ Chí Minh phía Tây Tổ Quốc), vèo một ngày đã đến Sơn La. So với 5-10-20 năm về truớc thì đã là giấc mơ đẹp !

Ngày xưa chỉ là đuòng đi bộ hoặc ngựa. Đường đất đá. Sau khi làm thuỷ điện Hoà Bình con đường đi lên Tây Bắc đã được nắn lại . Nay lại làm nhà máy thuỷ điện khổng lồ Sơn La con đường này lại được chỉnh trang lại.

Ai lâu không đi lại con đường này chắc khó mà nhận biết được dấu vết xưa. Lần trưuớc tôi đi còn nhìn thấy cảnh dân chúng "tồng ngồng" tắm sông tắm suối . Nay căng mắt kiếm tìm mãi vẫn không thấy cảnh tắm tiên xưa!

Vách đá hai bên mở đuờng mới vẫn còn nham nhở .

Lên Sơn La , hầu như khách du lịch ai cũng muốn thăm cây Đào Tô Hiệu , đến tắm nuớc khoáng nóng của bản nguười Thái , thăm công truờng nhà máy thuỷ điện khổng lồ giai đoạn I ở Mường La , thăm Trường Đại học Sơn La và còn đi thăm Đền Thờ với văn bia trên vách đá của Lê Thái Tông.

2- Về Văn Bia của Lê Thái Tông :

Dù thời gian eo hẹp , cá nhân tôi đã giành thời gian thích đáng cho việc thăm văn bia khắc trên vách đá và đền thờ Lê Thái Tông.

Trên đường đi đến nơi di tích này , trí nhớ của tôi đã tràn ngập thông tìn về vụ án Lệ Chi Viên ( ở Kinh bắc ) , nơi Lê Thái Tông chết và cái án tru di tam tộc đã ập đến với gia đình Nguyễn Trãi . Buồn vui lẫn lộn theo từng bưuớc chân .

Di tích này nằm trên núi , từ đó có thể nhìn xuống cánh đồng xã Chiềng An ( Sơn La ) , cánh đồng lúa xanh mướt đang bi dồn ép bởi các ngôi nhà bê tông cốt thép nhấp nhô to nhỏ cao thấp theo số phận giàu nghèo . Tôi thầm nghĩ mai sau cứ đà này thì cánh đồng lúa kia chắc rồi thành nhà cửa phố xá hết.

Đã có bàn tay của con người tác động vào trái núi này . Đường bê tông đã đuợc trải, các bậc đá có tay vịn lan can để khách du lịch đễ leo lên Đền thờ và đi vòng theo đưuờng bê tông để lên vách núi có tạc văn bia . Từ Đền thờ Lê Thái Tông đến văn bia cũng phải mất " một con dao quăng " . Đuờng dốc cũng cần thở dốc , thở bằng miệng.

Đền thờ còn đỏ au ngói , hiện đại quá ! Nhưung vẫn gây cho du khách sự thiêng liêng ! Trên nóc đền có lưỡng long tranh châu. Mái đao cũng là đầu rồng rất sắc nét. Đền dựa lưng vào núi , từ sân phải qua 7 bước mới bước vào trong đền.

Bài trí trong đền cũng giống các ngôi đền khác . Cũng hoành phi câu đối và đồ thờ còn mới .

Đây là đền thờ Lê Thái Tông được khởi công 9-2001 và hoàn thành vào 22-1-2003 .

Tôi tra khảo Đại Việt sử ký toàn thu, Nhà xuất bản khoa học xã hôi , Hà Nội, năm 1992, thì có ghi Năm Canh Thân (1440) và năm Tân Dậu ( 1441) vua đi đánh tên phản nghịch Nghiễm ở Châu Thuận Ma (xem trang 349 -350).

Dưới văn bia khắc có một cái hang đá, có thể trú ẩn mưa nắng được . Văn bia được khắc ở độ cao của ngôi nhà hai tầng . Phải nghển cổ (nếu dùng ống nhòm thì tốt nhất) mới tường tận từng chữ Hán khắc trên đá.

Phía chân núi chếch của hang là tấm bia quốc ngữ dịch nghĩa chữ hán của văn bia khắc trên vách đá..

Văn khắc chữ Hán có 14 dòng mỗi dòng 10 chữ với 140 chữ Hán . Phiên âm

Quế lâm động chủ ngự chế Thuận Mỗi châu nghịch tù truởng Thượng Nghiễm vong ân bội nghĩa , xuất chúng tòng Ai Lao tắc nghịch, dư thân đổng lục chinh chính kỳ tội , chỉ cố chi gian thiêu huỷ lưỡng trạng sơn nhai đoạt kỳ tình tuyển . Thượng Nghiễm kế cùng lực tận, tiến tượng ngật hàng , dưu linh kỳ vô bặc , vô nhung. Bất nhẫn tận lực , nãi xã quyết tội ban sưu nhi hoàn lưu đế nhất rương vân :

Bì chẩm lưu tâm niệm viễn nhân

Man tù hà sự tốc vong thân

Thế gian nhuược hữuư anh hùng chủ

Thiên hạ thuỳ dung phản nghịch thần

Ô đạo duyên vân không thị hiểm

Âm nhai ruong noãn kỷ diện xuân

Cách trừ ô nhiễm an dân thiện

Nhẫn sử hà mạnh ngoại chí nhân

Đại bảo nguyên niên Quý xuân trung hoàn cát nhật

Viên bảo tàng tỉnh Sơn la đã dịch và dựng bia dưới chân núi, canh hang núi như sau :

Tù trưởng Thuận Châu là Thượng Nghiễm phản nghịch, vong ơn bội nghĩa , đem quân theo người Ai lao làm phản .

Thân chinh điều khiển sáu quân tới trị nó .Thượng Nghiễm kế cùng lực tận , dâng voi xin hàng .Ta thương nó quỳ bò không mang vũ khí , không lỡ chém bèn tha tội cho nó , rồi đem quân trở về để lại bài thơ rằng :

Nghĩ đến người xa đêm khổ tâm

Thổ tù sao lại dám quên thân

Thế gian đã có anh hùng chúa

Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thần

Đường xá khó khăn đừng cậy hiểm

Hang cùng đá ấm áp hơi xuân

Yên được dân lành nhơ nhớp hết

Dân xa đưuợc hưởng tấm lòng nhân

(Năm đầu niên hiệu Đại Bảo , canh tuất 1440, ngày lành tháng 3 ).

Theo cá nhân tôi câu 7 dịch chưa đưuợc hay lắm. thà rằng cứ lấy nguyên cả câu âm hán Cách trừ ô nhiễm an dân thiện .

Như vậy chính sử cũng ghi lại chiến tích này , trang 349 -350 của Đại Việt sử ký toàn thuư viết cũng khá tỷ mỷ .

Với người yêu văn học , nhất là Minh Văn ,văn khắc trên đá trên đồng ,mà nhìn thấy văn bia này cheo leo trên vách đá , không khỏi bồi hồi, cảm phục tầm nhìn xa thấy rộng của tiền nhân ! Văn bia có ý răn dậy muôn đời sau , cần phải giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng của tổ tiên . Ta bồi hồi nhớ đến chiến công của Lê Thái Tổ cũng từng dẹp Đèo Cát Hãn ở Muường Lay Lai Châu ( 1430-1431).

Đứng dưới văn bia ngẩng cổ , nheo mắt nhìn, tôi thầm đoán định : Có lẽ phải nối thang bằng nhiều cây tre bắc lên vách núi . Vua viết văn bia, thợ khắc trên đá, vua tuy dưuới 20 tuổi , không lẽ trèo lên để kiểm tra từng chữ đã khắc , từ đưuờng mòn xưa leo đưuợc lên vách đá đâu có dễ.

Thật là một tác phẩm khắc đá độc đáo . Nhìn văn bia này, chúng ta không thể không nhớ đến văn khắc đá ở núi Bài Thơ ở Hòn Gai Quảng Ninh , Núi Dục Thuý Ninh Bình, hoặc hang Tam Thanh Nhị Thanh ở Lạng Sơn ...

3- Kết Luận :

Nói đến miền Tây Bắc trong tâm thức nhiều ngưuời thấy xôi vời vợi .Nhưung đã đến rồi thì thấy thân thiết vô ngần. Từ thời giữ nưuớc của Lê Thái Tông đến này đã trên 500 năm , biết bao biến cố to lớn ở Tây Bắc.

Tôi đã dừng chân ở cửa khẩu Pa Hang( Sơn la ) và Tây Trang ( Điện Biên ) sang Lào . Tôi ao ước có công trình khắc trên vách đá bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng . Nếu nhưu vậy cũng sẽ là một địa chỉ văn hoá du lịch giáo dục muôn đời con cháu chúng ta mãi mãi yêu quý vùng biên cuương Tây Bắc của Tổ Quốc ./.




Tiến Sĩ NGUYỄN VĂN HOA


© Cấm trích đăng lại nếu không được sự chấp thuận của Tác Giả và Newvietart .



TRANG CHÍNH TRANG THƠ ĐOẢN THIÊN TRUYỆN NGẮN ÂM NHẠC