TÁC GIẢ
TÁC PHẨM





NGUYỄN VĂN HOA

Sinh ngày 8 tháng 9 năm 1946 tại Thôn Tháp Dương, xã Trung Kênh, huyện Lương Tài , Bắc Ninh.

. Tiến sĩ Kinh tế. ( bảo vệ tại CHDC ĐỨC 28-2-1987)
. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội
. Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội.

TÁC PHẨM XUẤT BẢN :

- Sếu Đầu Đỏ (tập thơ), 1998.
- Mưa Trong Thơ Việt (sưu tầm, tuyển chọn), 1996.
- Miền Quê Kinh Bắc: tuyển thơ cổ và kim (sưu tầm, tuyển chọn), 1997
-Tuyển Tập Thơ Văn Xuôi Việt Nam và Nước Ngoài ( biên soạn cùng PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện, Viện Văn học).
- Chân Dung Các Nhà Kinh Doanh Nổi Tiếng Thế Giới ( biên soạn cùng Nguyễn Hữu Viêm, Thư viện Quốc gia).






ĐOẢN VĂN & TRUYỆN

. BÀN THIÊN NAM BỘ
. QUÊ NGOẠI TUỔI THƠ
. EM Ở ĐÂU ?
. CHUYỆN MẸ KỂ
. ĐÁM MA CON CHÓ TRẮNG
CỦA CỤ TỔNG DOÃN

. CÂY GẠO VỚI
NGÔI MIẾU CỔ LỤC ĐẦU GIANG

. VỚT CỦI TRÊN LỤC ĐẦU GIANG
. NÀNG LÀ AI ?
. CÂY VỐI LỤC ĐẦU GIANG
. NÀNG TỰ TỬ Ở LỤC ĐẦU GIANG ?
. CU KIẾM Ở LỤC ĐẦU GIANG
. KẺ GIẦU Ở LỤC ĐẦU GIANG
ĐÊ BIỂN
NGÔI CHÙA LỢP CÓI VEN BIỂN




BIÊN KHẢO


. VŨ VĂN KÍNH :
NGƯỜI ĐÃ XUẤT BẢN
. NHIỀU ĐẦU SÁCH VỀ NÔM NHẤT TẠI VIỆT NAM

. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ I -
. THẬT ÁM ẢNH KHI ĐỌC
100 BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA NGUYỄN KHÔI ( KINH BẮC )

. QUAN HỌ BẮC NINH ĐI VỀ ĐÂU
THỜI HỘI NHẬP QUỐC TẾ !

. THI SỸ ĐÔNG HỒ
. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ 2 -
. VĂN BIA CŨNG CHÍNH LÀ MỘT CUỐN GIA PHẢ BẰNG ĐÁ
. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ 3 -
. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ 4 -
. BÀN VỀ NHÀ THỜ HỌ Ở HÀ NỘI VIỆT NAM
. SAU KHI VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO VỀ VĂN HOÁ NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG BỊ ĐỒNG HOÁ
. TỤC NGỮ DÂN TỘC MƯỜNG
. NÉT ĐẸP VỀ TẾT QUÊ TÔI LỤC ĐẦU GIANG
. TẾT NGUYÊN ĐÁN VỚI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
. TRANH TẾT ĐÔNG HỒ (KINH BẮC) MANG HỒN THUẦN KHIẾT VIỆT NAM
. TẾT NGUYÊN ĐÁN VỚI HOA VÀ CÂY CẢNH Ở NHÀ QUÊ VIỆT NAM
. LỄ HỘI Ở KINH BẮC
. BẬP BẸ ĐÁNH VẦN TÊN LÀNG KINH BẮC
. TẬP TỤC ĐẸP LỄ THƯỢNG THỌ Ở KINH BẮC
. Nguyễn Khôi (Đình Bảng) Người "tái sinh" thể thơ Song Thất Lục Bát ...
. MỘT VÀI LỜI VỀ MÚA RỐI NƯỚC Ở KINH BẮC
. GIAO THOA CỦA ẨM THỰC NAM BỘ Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI
. CỔNG LÀNG KINH BẮC CẦN BẢO TỒN NGHIÊM NGẶT
. GIẾNG LÀNG KINH BẮC
. VÍ DỤ ĐƯỢC MẤT Ở TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN
. TẬP VIỆC HIẾU Ở KINH BẮC
. TẬP TỤC VỀ ĐÁM CƯỚI Ở KINH BẮC
. THĂM PHỐ CỔ ĐỒNG VĂN HÀ GIANG
. LÀNG NGHỀ CỔ TRUYỂN KINH BẮC
. BIA KHẮC TRÊN VÁCH NÚI Ở SƠN LA
. ĐÊ KINH BẮC
































ĐÊ KINH BẮC

1- Vùng Kinh Bắc bao bọc bởi nhiều sông suối . Do vậy hệ thống đê đã được hình thành từ lâu. Đó là công trinh trị thuỷ của ông cha để lại đã có ý nghĩa to lớn về lịch sử và văn hoá .

Con đê với thảm cỏ xanh bên dòng sông ngầu đỏ phù sa cuồn cuộn trôi đã ăn sâu vào tâm thức với thế hệ người dân Kinh Bắc .

2- Đê Kinh Bắc :

2.1 Đê Kinh Bắc đẹp nhất Việt Nam :

Nói đến đê Kinh Bắc có thể kể đến hệ thống đê :

Sông Thương ( Nhật Đức) dài 157 km , lưu vực sông trên 3600 km vuông, nó có 32 nhánh tiếp nước. Nó có dòng trong dòng đục lững lờ trôi.

Sông Lục Nam ( Minh Đức), dài 178 km, lưu vực sông trên 3000 km vuông, nó có 32 nhánh nhận nước . Nó qua núi rừng trùng điệp , non xanh cẩm tú.

Sông Cầu( Nguyệt Đức) dài 289 km, diện tích lưu vực trên 600 km vuông . nó có 69 nhánh lớn nhỏ hợp lưu. Nơi ôm ấp nuôi dưỡng 49 làng quan họ .

Sông Đuống ( Thiên Đức ) dài 65 km lòng sông về mùa lũ rộng 800 mét . Hai b ên bờ đê là chi chít những công trình văn hoá cổ tích thần kỳ .

Sông Thái Bình dài 93 km , lòng rộng rộng 400 mét , mùa cạn sâu đến gần 10 mét.Nó hợp lưu với, Nhật Đức , Nguyệt Đức, Minh Đức và Thiên Đức ( chảy từ sông Hồng về sông Thái Bình ). Nơi có Lục Đầu Giang với nhiều chiến công lịch sử hiển hách chống giặc phương Bắc.

Do vậy hệ thống đê ở Kinh Bắc cực kỳ mỹ lệ và quan trong , nó bảo vệ làng mạc và cuộc sống thanh bình của vùng Kinh Bắc.

Hệ thống phòng tuyến đê Kinh Bắc còn góp phần chống giặc phương Bắc.Tại Ngã ba Xà huyên Yên Phong ( Kinh Bắc ), phòng tuyến đê phía Bắc của Kinh Bắc đã vang vọng Bản tuyên ngôn độc lập từ thời Lý, kích động lòng tự hào dân tộc :

Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư .

2.2 Đắp đê từ bao giờ :

Các sách cổ của Tàu như Dị vật chí , Tề dân yếu thuật đều ghi : " Giao chỉ , lúa chín hai mùa ".Từ đời nhà Tống đã nhập giống lúa Thắng Hạn của nước ta, do vậy lúa nước của Tàu mới phát triển như ngày nay (Đinh Gia Khánh: Các vùng văn hoá Việt Nam , Hà N ội , 1995 , trang 75).

Để phát triển được lúa nước , tổ tiên ta đã đắp đê từ thế kỷ 10 và tu bổ hệ thống đê dần cho đến ngày nay.

Theo Trần Trọng Kim thì việc đê có t ừ năm 1244 đời vua Trần Thái Tông. Lúc ấy đã có chức Hà đê chánh phó sứ. Hễ chỗ nào đê đắp vào ruộng của dân , thì nhà nước cứ chiếu theo giá ruộng mà bồi thường cho chủ ruộng ( Trang 117 Việt Nam sử lược , Sài Gòn , 2005 ) . Qua thông tin này , có lẽ thời nay cũng cần học tập kinh nghiệm của tổ tiên khi " đụng " đến đất đai nhà cửa của dân để làm các dự án Công nghiệp hoá , hiện đại hoá và Đô thị hoá ?

2.3 Quản lý đê :

Đến Minh Mạng 10 ở Kinh Bắc mà việc quản lý đê không có sổ sách tra khảo được " đoạn naò thân đúng quy thức , đoạn nào không đúng quy thức, đoạn nào ở thôn nào, xã nào ". Và từ đó mới chỉnh đốn lại việc quản lý đê điều( Khâm định Đại Nam Hội đi ển sự lệ( Tập 13 , Huế 1993 , trang 228).

Nhờ vậy mà biết ví dụ Trấn Bắc Ninh có đê phòng 11 huyện , 154 xã thôn , đê cộng mới cũ 164 đoạn, tất cả dài 65918 trượng, sông cái 6800 trượng, sông con 17.800 trượng).

Mặc dù được tu bổ thường xuyên, nhưng dân Kinh Bắc cũng gánh chịu nhiều trận Hồng Thuỷ khủng khiếp . Gần nhất đó là năm 1971 mưa kéo dài, lũ thượng nguồn đổ về lại gặp triều cường, nên đê gần Lục Đầu Giang ở Lương Tài ( Kinh Bắc ) đã vỡ .Nước ngập mênh mông cả phía nam Kinh Bắc .

Vẫn mưa tầm tã, mà ngừơì và súc vật phải chen chúc sống trên đê càng thấm thía : " Thuỷ- Hoả- đạo tặc" .

Năm ấy nhà tôi cũng như nhiều nhà khác bị trôi mất nhà và toàn bộ tài sản . Do vậy càng thấm thía con đê quan trọng xiết bao với người dân vùng Lục Đầu Giang này !

3- Kết Luận :

Con đê Kinh Bắc đã đi vào thi ca Việt Nam .

Nhờ có con đê mà phong cảnh Kinh Bắc thật thần tình :

Bãi phẳng triều lên ngập

Nhà nông sớm vội cày

Vắt trâu nghe mấy tiếng

Cò trắng giật mình bay

(Thái Thuận" Sông muộn" trang 17 Miền quê Kinh Bắc- Tuyển thơ cổ và kim Nhà xuất bản Hội Nhà Văn VN , Nguyễn Văn Hoa sưu tầm tuyển chọn , Hà Nội, 1997)



Tiến Sĩ NGUYỄN VĂN HOA


© Cấm trích đăng lại nếu không được sự chấp thuận của Tác Giả và Newvietart .



TRANG CHÍNH TRANG THƠ ĐOẢN THIÊN TRUYỆN NGẮN ÂM NHẠC