TÁC GIẢ
TÁC PHẨM





NGUYỄN VĂN HOA

Sinh ngày 8 tháng 9 năm 1946 tại Thôn Tháp Dương, xã Trung Kênh, huyện Lương Tài , Bắc Ninh.

. Tiến sĩ Kinh tế. ( bảo vệ tại CHDC ĐỨC 28-2-1987)
. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội
. Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội.

TÁC PHẨM XUẤT BẢN :

- Sếu Đầu Đỏ (tập thơ), 1998.
- Mưa Trong Thơ Việt (sưu tầm, tuyển chọn), 1996.
- Miền Quê Kinh Bắc: tuyển thơ cổ và kim (sưu tầm, tuyển chọn), 1997
-Tuyển Tập Thơ Văn Xuôi Việt Nam và Nước Ngoài ( biên soạn cùng PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện, Viện Văn học).
- Chân Dung Các Nhà Kinh Doanh Nổi Tiếng Thế Giới ( biên soạn cùng Nguyễn Hữu Viêm, Thư viện Quốc gia).






ĐOẢN VĂN & TRUYỆN

. BÀN THIÊN NAM BỘ
. QUÊ NGOẠI TUỔI THƠ
. EM Ở ĐÂU ?
. CHUYỆN MẸ KỂ
. ĐÁM MA CON CHÓ TRẮNG
CỦA CỤ TỔNG DOÃN

. CÂY GẠO VỚI
NGÔI MIẾU CỔ LỤC ĐẦU GIANG

. VỚT CỦI TRÊN LỤC ĐẦU GIANG
. NÀNG LÀ AI ?
. CÂY VỐI LỤC ĐẦU GIANG
. NÀNG TỰ TỬ Ở LỤC ĐẦU GIANG ?
. CU KIẾM Ở LỤC ĐẦU GIANG
. KẺ GIẦU Ở LỤC ĐẦU GIANG
ĐÊ BIỂN
NGÔI CHÙA LỢP CÓI VEN BIỂN




BIÊN KHẢO


. VŨ VĂN KÍNH :
NGƯỜI ĐÃ XUẤT BẢN
. NHIỀU ĐẦU SÁCH VỀ NÔM NHẤT TẠI VIỆT NAM

. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ I -
. THẬT ÁM ẢNH KHI ĐỌC
100 BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA NGUYỄN KHÔI ( KINH BẮC )

. QUAN HỌ BẮC NINH ĐI VỀ ĐÂU
THỜI HỘI NHẬP QUỐC TẾ !

. THI SỸ ĐÔNG HỒ
. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ 2 -
. VĂN BIA CŨNG CHÍNH LÀ MỘT CUỐN GIA PHẢ BẰNG ĐÁ
. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ 3 -
. GIẢI MÃ NGHỀ BUÔN QUA
CA DAO TỤC NGỮ THÀNH NGỮ VIỆT NAM

- PHẦN THỨ 4 -
. BÀN VỀ NHÀ THỜ HỌ Ở HÀ NỘI VIỆT NAM
. SAU KHI VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO VỀ VĂN HOÁ NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG BỊ ĐỒNG HOÁ
. TỤC NGỮ DÂN TỘC MƯỜNG
. NÉT ĐẸP VỀ TẾT QUÊ TÔI LỤC ĐẦU GIANG
. TẾT NGUYÊN ĐÁN VỚI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
. TRANH TẾT ĐÔNG HỒ (KINH BẮC) MANG HỒN THUẦN KHIẾT VIỆT NAM
. TẾT NGUYÊN ĐÁN VỚI HOA VÀ CÂY CẢNH Ở NHÀ QUÊ VIỆT NAM
. LỄ HỘI Ở KINH BẮC
. BẬP BẸ ĐÁNH VẦN TÊN LÀNG KINH BẮC
. TẬP TỤC ĐẸP LỄ THƯỢNG THỌ Ở KINH BẮC
. Nguyễn Khôi (Đình Bảng) Người "tái sinh" thể thơ Song Thất Lục Bát ...
. MỘT VÀI LỜI VỀ MÚA RỐI NƯỚC Ở KINH BẮC
. GIAO THOA CỦA ẨM THỰC NAM BỘ Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI
. CỔNG LÀNG KINH BẮC CẦN BẢO TỒN NGHIÊM NGẶT
. GIẾNG LÀNG KINH BẮC
. VÍ DỤ ĐƯỢC MẤT Ở TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN
. TẬP VIỆC HIẾU Ở KINH BẮC
. TẬP TỤC VỀ ĐÁM CƯỚI Ở KINH BẮC
. THĂM PHỐ CỔ ĐỒNG VĂN HÀ GIANG
. LÀNG NGHỀ CỔ TRUYỂN KINH BẮC
. BIA KHẮC TRÊN VÁCH NÚI Ở SƠN LA
. ĐÊ KINH BẮC
. NUÍ THIÊN THAI KINH BẮC

































NUÍ THIÊN THAI KINH BẮC

1- Đặt Vấn Đề:

Nhiều người cứ đinh ninh bài thơ tiếng sáo Thiên Thai của Thế Lữ là viết về núi Thiên Thai ở Kinh Bắc . Vì họ cho rằng Thế Lữ sinh ngày 6-10-1907 tại ấp Thái Hà Hà Nội, quê quán làng Phù Đổng , huyện Tiên Du ( nay là Tiên Sơn ) tỉnh Bắc Ninh).

Vậy tiếng sáo Thiên Thai của Thế Lễ có phải viết về núi Thiên Thai ở Kinh Bắc không ?

2- Thơ Về Núi Thiên Thai :

2.1 Trong tâm thức người Kinh Bắc và dân Việt , núi Thiên Thai là biểu tượng của chốn thần tiên. Nơi thiên đường đầy hoa thơm cỏ lạ . Nơi con người khát khao được đến !

Trong Lich Triều Hiến CHương Laọi chí của Phan Huy CHú trang 110 có viết : " Núi Đông Cứu huyện Gia Bình ( Kinh Bắc -NVH ) . Các ngọn núi đứng sững lên , chân núi giáp với dòng sông ( chính là sông Thiên Đức - sông Đuống - NVH ). Trên núi có chàu Thiên Thai , phong cảnh cũng đẹp . Dụ tổ ( TRịnh Giang ) thường đến chơi ở đây.

Đây là vùng quê của Lê Văn Thịnh ,năm 1075 đỗ Trạng Nguyên khoa thi đầu tiên thời nhà Lý. Ông có công đòi lại đất Cao Bằng mà Nùng Trí Cao đã nộp cho nhà Tống. Ông làm Thái sư từ năm 1084 đến năm 1096. Chắc là dính đến tranh giành " ghế " trong triều đình, nên Ông bị phải chống đối ông nghi oan hoá hổ hại vua Lý Nhân Tông khi du thuyền trên Hồ Tây một hôm sương mù dầy đặc, ông bị đầy lên mạn rừng thiêng nước độc. Sử sách cũng mất tăm tích về vị Trạng nguyên đầu tiên của nước Việt ?

Nhớ vị trạng nguyên đầu tiên - Thái Sư thời Lỹ , dân quê đã dựng chùa mang tên chùa Thái sư. Chùa Thái Sư , vốn là một danh lam cổ tích vùng Kinh Bắc . Nay còn tấm bia đã mờ tên người viết và khắc bia . Bia tạo năm 1612 đời Lê Hoằng Đinh thứ 13.

2.2 Lê Quý Đôn đã từng có thơ vinh núi Thiên Thai :

Lê Quý Đôn ( 1726-1784) là mộtnhà văn hoá lứon của Việt nam thời Hậu Lê, ongcó nhiều tác phẩm như Quốc sử tục biên, Đại Việt thông sử( Lê triều thông sử), Quần thư khảo biện, Vân đài loại ngữ v.v... ông đã có bài thơ vịnh núi Thiên Thai ( Kinh Bắc ) như sau:

Nhất sơn trác lập chúng sơn tuỳ

Kim đới vu hồi thuỷ điểu di

Thạch sắc tuyền thanh vô khách đáo

Trúc tình hoa ý hứa tăng trì

Bạch vân quá tháp minh hồng thụ

Phương thảo hoành khê ấm ngọc chi

Tằng thị tiên triều du dự địa

Phong quang y cựu tự tiền thi

2.3 Tiếng sáo Thiên Thai của Thế Lữ :

Thực ra Thế Lữ viết tiếng sáo Thiên Thai , là viết Thiên Thai trên thiên đường, thế giới ảo, chứ không phải viết vịnh núi Thiên Thai thực như Lê Quý Đôn. Bài thơ ra đời trong phong trào thơ mới . Tác giả diễn tả một cảnh không có trên hạ giới đó chỉ là một thế giới mà nhà thơ khát khao mơ màng đến.

Tiếng đưa hiu hắt bên lòng

Buồn ơi xa vắng mênh mông l;à buồn

...

Thiên thai thoảng gió mơ mòng

Ngọc Trân buồn tưởng tiếng lòng xa bay .

Trong bài thơ tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ , khi in lại trong các tuyển tập thơ sau này ( thế kỷ 20 ) , không thấy viết hoa Thiên Thai như một địa danh của Kinh Bắc.

2.4 Thiên Thai trong thơ Hoàng Cầm :

Tháng 4 năm 1948 Hoàng Cầm với cảm xúc dâng trào từ bờ Bắc sông Thiên Đức nhìn về bờ Nam sông Đuông ( Thiên Đức ) đã thốt lên:

Ai về bên kia sông Đuống

Cho ta gửi tấm the đen

Mấy trăm năm ước hẹn tình duyên

Tiếng trống hội làng giục giã

Trên núi Thiên Thai

Trong chùa Bút Tháp

GIữa huyện Lương Tài

Gửi về may áo cho ai

Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu?

Núi Thiên Thai địa danh linh thiêng của Kinh Bắc , thế mà thời ấy bị chiếm đóng, trên núi có lô cốt của giặc , đêm đêm chúng vẫn nã pháo vào bíêt bao luỹ tre làng thân thương ! Xiết bao thương nhớ khi đọc bài bên kia Sông Đuống của Hoàng Cầm.

2.5 Núi Thiên Thai vẫn gợi bao cảm xúc cho các thi sỹ lớp sau Lê Quý Đôn, Hoàng Cầm Đó là bài thơ Lại về qua núi Thiên Thai của Hồng Hà ( một nhà thơ gốc Kinh Bắc ).

Địa danh Thiên Thai in thật sâu đậm trong tâm thức nhà thơ Hồng Hà :

Lai về qua núi Thiên Thai

Núi Thiên Thai nửa thôi dài ngày mưa

Tôi trèo qua suốt tuổi thơ

Dấu chân vỏ hến trong mơ còn hồng.

3- Kết Luận :

Núi Thiên Thai với tôi là một địa danh có thật ở Kinh Bắc.Năm tôi lên 10 đã trèo lên đỉnh núi Thiên Thai.Nửa thế kỷ đã qua, thế mà cái nhìn từ đỉnh núi vẫn còn in đậm trong ký ức của tôi. Đó là dòng sông Thiền Đức như dải lụa hồng vắt trên thảm ngô xanh tít tắp. Những luỹ tre xanh bên hồ nước mênh mang, cảnh như thiên đường.

Thiên Thai vờn nắng sớm

Hây hẩy gió vào thu

Trên trời mây bay trắng

Quan Họ ngập ngừng lời

Nhà ai bên núi thẳm

Khói trắng lững lờ trôi

Trắng muốt cò bay liệng

Dùng dằng tiếng hát ơi !

Và Nơi vẫn có ngôi chùa Thái sư , nơi gửi gấn tâm linh của dân gian vào vị Trang nguyên đầu tiên của Việt Nam.

Thiên Thai luôn là một đỉnh cao mà tôi thường mơ về nó./.



Tiến Sĩ NGUYỄN VĂN HOA


© Cấm trích đăng lại nếu không được sự chấp thuận của Tác Giả và Newvietart .



TRANG CHÍNH TRANG THƠ ĐOẢN THIÊN TRUYỆN NGẮN ÂM NHẠC