TÁC GIẢ
TÁC PHẨM




. Tên thật Đỗ Mạnh Tường.

. Sinh ngày 10-7-1932 tại Yên Bái
trong giấy tờ tuỳ thân 1936.

. Khởi sự viết văn cuối 1952.

. Truyện ngắn đầu tiên Đời học sinh ký Tương Huyền đăng trên nhật báo Tia sáng ở Hà Nội (17-11-1952), Ngô Vân, Chủ nhiệm).

. Truyện dài đầu tiên in ở Sài Gòn: Tình Sơn Nữ (1954).

. Tổng số trên 50 tác phẩm đủ thể loại: thơ, truyện, phê bình, khảo luận, dịch thuật.

Từ 1952, ở Hà Nội cộng tác với các nhật báo Tia sáng, Giang Sơn, tạp chí Quê hương, phóng viên các báo Thân Dân (Nguyễn Thế Truyền), Dân chủ (Vũ Ngọc Các) (Hà Nội: 1952-1954). Chủ nhiệm tuần báo Mạch Sống, Dương Hà chủ bút - báo chỉ xuất bản được một số rồi tự đình bản vào 1955 ở Sài Gòn.

. Cộng tác viên, tạp chí ở Sài Gòn: Đời Mới, Nguồn Sống Mới, Văn Nghệ Tập San, Văn Hoá Á Châu, Tân Dân, Tạp chí Sống (Ngô Trọng Hiếu), Sinh Lực, Đời, Nhật Báo Sống, Tuần báo Đời (Chu Tử), Trình Bầy, Tiền Tuyến, Sóng Thần (Uyên Thao), Lý Tưởng,v.v… -

Đăng truyện ngắn Les Immondices dans la banlieue trên báo Le Monde Diplomatique (Paris 12-1970)

Đăng thơ trên tạp chí Tenggara, Kuala Lumpur - Malaysia) từ 1968-1972- sau in lại thành tập: Asian Morning, Western Music (Sài Gòn 1971, tựa Gs Lloyd Fernando).





BÚT KÝ & TRUYỆN


THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 1/2

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E -mail 2/2

CHÀNG VĂN SĨ ĐẤT TỀ

ĐÊM DÀI TÌNH ÁI

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 3

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA -Chương 1 Kỳ 1

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA - Chương 1 Kỳ 2

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA - Chương 2

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA - Chương 3

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 2/2

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 3

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA - Chương 3 tiếp theo

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 4

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA - Chương 4

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 5

CON CHÓ LIÊM SỈ

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 6

HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA - Chương 5

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 7

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 8

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 9

THƯ VIẾT Ở SÀIGÒN - E-mail 10 - KẾT





BIÊN KHẢO


LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 1

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 2

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 3

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 4

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 5

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 6

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 7

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 8

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 9

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 10

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 11

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 12

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 13

LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 14






















THAY LỜI DẪN

Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam của nhà văn Thế Phong gồm 4 tập, đã được in 2 tập: Tập 1 NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930-1945, bản in ronéo đầu tiên ở Sài Gòn gồm 100 cuốn vào năm 1959. Bản tái bàn cuả NXB Vàng Son in 3000 cuốn ở SàiGòn vào năm 1974. Bià cuả họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi được chụp in lại trên đây , do một trong những NXB vô danh ở Mỹ in lậu ở California sau 1975 và Tập 4 : Tổng Luận đã chuyển ngữ A BRIEF GLIMPSE AT THE VIETNAMESE SCENE (from 1900 to 1956) và 2 tập 2 & 3 nói về văn nghệ kháng chiến, nhà văn hậu chiến 1900 - 1956 (văn nghệ quốc gia hay văn nghệ của VNCH) chưa bao giờ công bố trên văn đàn, mặc dù đã được lưu trữ tại một số thư viện TRONG NƯỚC (Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. HCM, Thư viện Khoa học Xã hội Tp.HCM) và NGOÀI NƯỚC như ở Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Boston, Ithaca-New York, SIU, IOWA vv..hoặc ở Pháp, Đức, Úc..

Newvietart xin đăng tải lại một vài nhận định báo chí, văn giới về Lược Sử Văn Nghệ khi xuất bản lần đầu vào 1959 :

a) Tạp chí Bách Khoa:" ..Ông TPhong vừa cho ra một loạt phê bình văn học. Đó là ai nấy đều mong đợi, bởi vì sau một thời gian khá lâu chưa ai tiếp tay Vũ Ngọc Phan, chốc đà mười mấy năm trời' đúng một thời gian luân lạc cuả cô Kiều...."( số 56, năm 1959, TRIỀU ĐẨU)

b) Ông TP một văn nghệ sĩ thủ đô vừa viết xong và cho phát hành cuốn" Lược sử Văn Nghệ VN", trong đó tác giả phân tích các tác phẩm của văn nghệ sĩ ra đời từ 1930 đến 1945. Cuốn này được quay ronéo có bầy bán tại các hiệu sách. Sách này tác giả đã tốn nhiều công phu và sưu tầm khá nhiều tài liệu để biên soạn (nhật báo Ngôn Luận ngày 8/9/1959- Saigon).

c) ..." Điều thứ ba, sự phán đoán của anh hợp với ý tôi, phần nhiều các tác phẩm anh khen, thì tôi cũng nhận là có giá trị; những tác phẩm anh chê, thì tôi cũng không thích. các nhận xét cuả anh về Triều Sơn, Hoàng Thu Đông đều đúng cả. Đó là nhận xét của tôi; tôi phải phục sức đọc, sức viết, sức nhớ cuả anh. Cảm ơn anh một lần nữa.." (Nguyễn Hiến Lê, 12/3c Kỳ Đồng, Saigon 3- ngày 17/4/1959)

d) Nguyệt san Sinh Lực (1959, Chủ nhiệm: Võ văn Trưng- Saigon) :"...Hôm nay Thế Phong còn có thể ít nhiều nhầm lẫn-nhưng với khả năng rạt rào của tuổi trẻ, với lòng yêu văn nghệ đến đam mê, anh còn nhiều bước đi ngạc nhiên trên lãnh vực nà để đào xới lại mảnh đất hoang phê bình cảo luận bị bỏ quên trong nhiều năm. Sự cố gắng của Thế Phong là sự cố gắng hoàn toàn văn nghệ, cuả một người văn nghệ biết mỉm cười trong sự nghèo túng bản thân mình để hiến chiều dài cho văn học sử. Cũng có đôi khi ta thấy Thê Phong phê phán có vẻ độc tài và tàn nhẫn nữa; nhưng ta vẫn thấy rằng: đó là sự độc tài và tàn nhẫn không có tính cách tự cao, tự đại; hoặc dao to búa lớn; (trái lại) nhiều tinh thần thẩm mỹ, dĩ nhiên là có chủ quan. Ta quí sự nhận thức ấy- vì anh dám nói- cũng như người khác có dám cãi lại hay không là quyền của họ.." (Lê Công Tâm - Thanh Hữu, nhà văn).

e) Le Journal d'Extrême Orient (Saigon, 3 Décembre 1959)" Lược sử văn nghệ Việt nam-Hisotire de la littérature vietnamienne". Histoire sommaire de la littérature vietnamienne, òu l'auteur passe en revue les écrivains d'avant guerre 1930-1945. Cette oeuvre est tirée sur ronéo avec une tirage limitée. Fruit de minuitieuses recherches et d'une riche documentation donnée une vue d'ensemble des diverses époques et tendances des écrivains, des poètes du Vietnam, de leurs oeuvres, d'une littérature riche de plusieurs millénaires suivant le cours de l'Histoire. C'est une synthèse remarquablement coordonné annotée parle critique éminent qu'est ThếPhong qui l'achevée dans les derniers jours de Juin 1956

(đã in ở cuối sách "LSVNVN-Nhà văn tiền chiến 1930-1945 của ThếPhong, NXB Vàng Son Saigon 1974)...

Từ Vũ và Newvietart chân thành cảm tạ nhà văn Thế Phong đã cho phép đăng tải toàn bộ tập Lược Sử Văn Nghệ, tài liệu không thể thiếu cho những người yêu chuộng văn chương nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt cho những người muốn khách quan sưu tra sử liệu .





VÀI DÒNG TÂM SỰ NGƯỜI VIẾT SÁCH

T rước hết cảm ơn bậc đàn anh bước trước: Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh – Hoài Chân ... (chẳng là gần với tài liệu văn học tham khảo, cũng như so sánh).

Viết sách biên khảo hay phê bình, giá trị nhiều hay kém có thể nằm trong vài ý kiến dưới đây: Lập trường người viết phải có trước khi tìm kiếm tài liệu. Ấy là đã phải kể tới kiến thức, học và đọc; khả năng và tâm hồn văn nghệ nhạy cảm của người viết phê bình.

Lại cần kinh nghiệm, nhỡn quan nhìn, phải được chế biến theo lập luận người viết càng nhuyễn, sách càng phong phú. Không thể coi sách tương tự như cours nhà trường, làm thành gọi là biên khảo, phê bình văn học. Cũng như étude, non-fiction, fascicule, étude critique sur critique phân minh rõ ràng.

Tài liệu dồi dào, nhưng tài liệu nào chưa đọc, không nên bao biện. Người viết không định ý, lập luận; hẳn tài liệu phong phú dồi dào đi nữa; cuối cùng người viết chết theo với tài liệu sưu khảo được. Nhớ tới Nguyễn Hiến Lê trong một sách biên khảo bàn về tài liệu, nhất là tìm tài liệu văn học, sử học Việt Nam khó gấp bội phần khi sưu tập tài liệu tương tự ở nước ngoài. Ý kiến thật xác đáng. Nước ta triền miên khói lửa, và tầm mức thẩm định giá trị tài liệu văn học chưa được sử dụng đúng mức, công bằng.

Cộng đời sống thấp kém, ít thời giờ đọc sách, mua sách, bảo tồn sách, nên tủ sách văn học Việt Nam cần cho người viết sử dụng còn ở tình trạng rất thiếu thốn.

Khi viết bộ sách này, khích lệ tôi nhiều nhất phải kể tới một người: đó là anh Nguyễn Đức Quỳnh. Ông nhắn nhủ tôi rằng: “tài liệu nhiều chưa chắc đã là một yếu tố thành công, còn phải dám làm, dám nhận trách nhiệm”.

Đôi khi, chính kẻ dám làm lại liều lĩnh và dám biết mình ngu. Như vậy, chắc chắn tôi biết trách nhiệm khi viết sách. Cảm ơn một lần nữa nhà văn lão thành Nguyễn Đức Quỳnh, ông bạn văn tiền chiến vong niên. Nữa, cho tôi xin cảm ơn thêm vài tấm áo vải lao động: như anh chị Hai Nụ ở Xóm Chùa (Tân Định) làm nghề thợ thêu. Anh chị nuôi sống tôi hai năm trời: cơm và nhà ở. Nhà thuê vào năm viết bộ sách là một trăm năm mươi đồng. Tiền cơm bốn trăm đồng. Chưa hết, ông già Lịch bán thuốc lá, cũng ở đây; cho tôi chịu khoảng hai ngàn đồng tiền thuốc lá. Thuốc lá Ruby khoảng sáu đồng một bao. Sáu tháng liền, tôi chỉ đi ra tới ngõ; xa hơn là 147B Trần Quang Khải (Sàigòn 1) tới tiệm cho thuê sách Đức Hưng. Nơi này đủ gần hết tác phẩm tiền chiến, giấy dó Hàn Thuyên, mướn đem về đọc để làm tài liệu viết. Một người bạn nữa anh Lung cũng ở Xóm Chùa ngập nước, có một tủ sách khá lớn. Anh cho mượn và tôi sử dụng một cách sở hữu chủ. Anh từ miền Bắc vào Nam lâu, có viết báo tài tử, một người thật chân tình. Phải chăng chân tình này làm tôi cảm động, khi nghe kể đoạn đời anh tham gia kháng chiến ở Nam Bộ bị Pháp cầm tù. Đời tù đầy thêm kinh nghiệm sống, đời quất ngọn roi phũ phàng bao nhiêu, nạn nhân chịu nổi hờn đau sẽ sống lâu hơn; sau thì người ấy sẽ được liệt vào bậc tốt nhất xã hội trên mọi phương diện.Và một bạn học cũ Hà Nội : Tạ Văn Tài đạp xe đạp thăm tôi để khích lệ - trước khi anh đậu hai thủ khoa Văn chương và Luật khoa Sài Gòn rồi sang Mỹ du học.

THẾ PHONG





BÀI THỨ 14

Tiết 1

VŨ TRỌNG PHỤNG

(1912 – 1939)

Tiểu Sử.

Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 ở Hà Nội, mất ngày 13-10-1939. Thuở nhỏ bà cụ thân sinh gọi là Thằng Tý. Vì ông sinh năm Tý. Học trường Hàng Vôi, ngồi chung bàn với Vũ Đình Liên. Vũ Đình Liên học rất giỏi, sau tiếp tục vào trường Luật, ra Tham tá thương chính. Còn Vũ Trọng Phụng học ở mức tầm thường, bỏ học. Trong lớp, thầy giáo giảng bài, ông thường loay hoay vẽ Quan Công, Trương Phi. Tài năng sau này không là họa sĩ lẫn nghề thư ký khi làm ở nhà in Viễn Đông (IDEO), Gô Đa (Godard). Đậu xong bằng Sơ học, ông phá ngang đi làm nuôi mẹ. Là con rất hiếu thảo; vì mẹ ở góa nuôi con. Chính người mẹ ấy có công nuôi viên kỹ sư tâm hồn làm rạng rỡ văn học Việt Nam có trang bất tử. Chịu ảnh hưởng tả phái rồi đưa vào tác phẩm.

Vũ Trọng Phụng, bạn nhà cách mạng Ký Con. Sự quen biết này, bắt nguồn giai đoạn ông làm thư ký hãng Gô-Đa trong mấy năm. Hình ảnh nhà cách mệnh Việt Nam Quốc Dân Đảng ăn sâu vào trí não ông phản ánh trong văn chương qua cuốn Đời cạo giấy, mang nhiều vết tích Ký Con. Đời cạo giấy đăng trên tuần báo Tiến Hóa được mấy kỳ, báo bị cấm vì chính trị. Truyện ngắn đầu tiên đăng trên Ngọ Báo Chống nạng lên đường. Ban đầu, ông được nhà văn phóng sự nổi tiếng hồi bấy giờ Tam Lang nâng đỡ. Một giai thoại văn chương truyền tụng: Vũ Trọng Phụng người mang ơn ban đầu, khi xuất bản cuốn truyện đầu tay, ông trang trọng nâng niu đứa con đầu tiên với lời ghi tặng nhà văn Tam Lang. Tháng sau, ông trở lại tòa báo, nơi chiếc bàn Tam Lang ngồi, vẫn thấy cuốn truyện đầu tay tặng kia chưa đọc; buồn ra về; từ đấy ít giao thiệp với Tam Long.

Cuộc đời nhà văn và tác phẩm liên quan, hoặc người đọc muốn hiểu tính tình nhà văn buổi sinh thời; muốn tìm bước đường nào diễn tiến đưa đến trang bất tử, không gì hơn đọc hồi ký tự luận. Hoặc cũng có thể đọc người thân cận viết. Về Vũ Trọng Phụng không gì hơn đọc Ngọc Giao trong bài Gác lạnh khêu đèn nhớ cố nhân(61) về Lan Khai và Vũ Trọng Phụng. Cho chúng ta hiểu thêm về Vũ Trọng Phụng đối với anh em bạn văn buổi sinh thời:

… Tôi nhớ hôm ấy, nhà văn Mán xá rừng Lan Khai trợn mắt ngạc nhiên khi hỏi thăm Vũ Trọng Phụng về sáng tác:

- Anh đang viết tiểu thuyết hay phóng sự?

- Đang viết phóng sự không lấy gì làm dài lắm, nhan đề Kỹ nghệ lấy Tây.

- Kỹ nghệ lấy Tây! Trời ơi! Lạ quá nhỉ!

Lan Khai, con người đầy sinh hoạt nghìn năm huyền bí sơn lâm đã lộ hết chân tướng Mán mọi, dại khờ trước nhan sắc quái gở và táo tợn của cây viết Lục Sì, Số Đỏ mà anh mới có dịp bắt tay lần thứ nhất.

- Anh cho là lạ thế kia ư?

Vũ Trọng Phụng cũng trợn mắt nhìn Lan Khai qua khói thuốc đang làm Phụng sặc, ho còng cả cái lưng yếu đuối. Quả thực, ai đã gần nhà văn trào phúng, châm biếm xã hội ấy, tất nhiên lấy làm ngạc nhiên rằng Phụng không sắc mắc, tinh quái, trắng trợn đến cái mức độ ác, thâm hiểm nữa, như người ta đã rùng mình trước những hành động, ngôn ngữ, tâm lý của nhân vật trong phóng sự tiểu thuyết của anh. Vũ Trọng Phụng của cuộc đời, của gia đình, bạn hữu, khi không sống con người Vũ Trọng Phụng nhà văn, cũng chỉ là một anh Mán xá thị thành, nghĩa là rất có thể há miệng để reo lên một tiếng: “Ồ, à, lạ nhỉ, đến kia ư? Đời quái nhỉ?” Những lúc các bạn xúm quanh khay nha phiến lắng tai nghe khách giang hổ kể một truyện Ma trành, lão trọc phú hiếp dâm con bé mười ba tuổi chỉ thích được ông chủ hại, chuyện ấy đã làm anh thở dài sườn sượt, rồi như đứa trẻ chán truyện Tiếu Lâm nhảm nhỉ, Phụng ra chỗ vắng ôm đàn nguyệt dạo bài "Tứ đại" hay vọng cổ não nùng:

- Ừ anh cũng có cái nhan đề quái gở lắm!

Chú Mán thị thành đã lấy lại câu hỏi đó trước mặt chưa hết hoảng kinh chú Mán rừng Tuyên (Lan Khai) bần thần mê mồi thuốc lào trong gói:

- Lạ thật, lấy Tây mà cũng thành một kỹ nghệ à? Tôi không thể nào tưởng tượng sự đời lại ghê gớm thế?

Vũ Trọng Phụng kéo nghế ngồi, chống tay lên gò má nhô xương, hồn nhiên như cậu học trò sực nhớ đến bài thơ ngụ ngôn “Con Cáo”

- À này, thế rồi sao nữa, Vũ Mật có lấy được Lan Anh không nhỉ? Đọc, thì tôi lo Vũ Mật bị tóm cổ trong buổi chàng ta họp ở hang kín giữa rừng sâu.

Thấy anh bạn phóng sự gia nổi tiếng ranh mãnh và sâu sắc, nắm cuộc đời như cầm chiếc kẹo bi, cũng lại ngớ ngẩn như một độc giả ngây ngô, Lan Khai ngoác miệng cười khanh khách, bởi vì anh đã có quyền trở về với cái bí mật của nghề. Anh suỵt:

- Còn nhiều cái lạ! Vũ Mật, Lan Anh, rồi còn phải trải nhiều phen sống thác vì tình, vì nghĩa vụ.

Bỗng Lan Khai trở nên vơ vẩn như lúc trước:

- Thế là thế nào kia? “Kỹ nghệ lấy Tây”. Anh chơi cái nhan đề oái oăm, cầu kỳ quá:

- Bí mật nhà nghề! Chờ đọc rồi sẽ rõ.

Rồi hai nhà văn cùng cười vang quanh chiếc điếu, trước cặp kính nghiêm trang khó chịu của ông cụ cố ông chủ nhiệm, đó là cụ Bùi Xuân Thành.

Tiếng cười kia, cho đến nay vẫn chưa tắt trong những văn phẩm của Vũ Trọng Phụng, nói khác đi, tiếng cười ấy ròn tan ở những cửa miệng muôn nghìn Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ, ông Típ Phờ Nờ, bà Phó Đoan, cụ cố Hồng… nhân vật điển hinh mà những nhà xã hội nhân chủng học sau này cần nhắc đến…”

Ngọc Giao cho chúng ta biết cuộc gặp gỡ giữa Lan Khai và Vũ Trọng Phụng. Về tình duyên, chúng tôi được biết thêm, Vũ Trọng Phụng là một người yêu rất tha thiết và giầu tình cảm. Ông yêu cô gái đẹp làng Mọc, yêu đến quên ăn quên ngủ. Một tuần, ông phải thức thâu đêm viết cho người yêu một lá thư tình dài năm sáu trang. Sau đó cô gái làng Mọc trở thành vợ nhà văn xã hội. Vợ ông mắc tật điếc. Những ngày cuối cùng của ông, theo ông Quý (hiện ở Sài Gòn làm nghề thợ giặt), khi ông Quý đi lính ở ngoại quốc về, Vũ Trọng Phụng thăm đón xem có mua được sách vở gì mang về không? Ông Quý trả lời không, ông Phụng bảo: “Giá mà tao được như mày, ông đến Paris tha hồ mua sách đọc” (ông Quý và ông Phụng đều ở quê làng Vọng, chính quán(62) Vũ Trọng Phụng không có con trai chỉ có một con gái độc nhất.

Bệnh lao hoành hành ông, thuở đương thời sống đơn độc, đói khổ; khi chết còn nói với Lan Khai, ước vọng nhỏ mọn: “Có một miếng thịt bí tết mỗi ngày” Ước vọng nhỏ mọn thay mà không đạt được! Văn nhân danh tiếng ngoại quốc không kém gì nhà văn chúng ta, họ cũng có cuộc đời đau khổ; tang thương như thế và hơn thế nữa ở thuở hàn vi đến khi nổi tiếng, họ được đền bù xứng đáng. Picasso vào trường hợp này. Tất nhiên Modigliani, Van Gogh, J.J. Rousseau thì vẫn còn chịu số phận hẩm hiu cho đến chết.

Sự nghiệp đáng kể nhất của Vũ Trọng Phụng chỉ cần căn cứ vào ba tác phẩm xuất sắc: Giông tố, Số đỏ, Lấy nhau vì tình… Ở đây chỉ phân tích Giông Tố, Số Đỏ.

Tác Phẩm.

Vũ Trọng Phụng viết phóng sự tiểu thuyết ngắn và dài. Tác phẩm như: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy Cơm cô, Lục Sì, Giông tố, Dứt tình, Lấy nhau vì tình, Vỡ đê, Làm đĩ, Quý phái, Cái ghen đàn ông (truyện ngắn), Giết mẹ, Phá giới, Không một tiếng vang, Trúng số độc đắc, Người tù được tha, Số đỏ, Tiếng vang (kịch)… do các Mai Lĩnh và Tân Dân xuất bản. Sau tiền chiến, nhà Mai Lĩnh vẫn tái bản sách của ông.

Phân tích khuynh hướng và tác phẩm chính.

Ông viết loại phóng sự tiểu thuyết xã hội rất sở trường, truyện có giọng châm biếm gây căm thù, Khác hẳn truyện thuần túy tình cảm, nội dung đi sâu vào đời nhầy nhụa bọn phong kiến, nêu lên thực trạng xã hội thư lại. Phân tích tác phẩm giá trị bậc nhất là Giông Tố và Số Đỏ. (xã hội hoạt kê).

Giông Tố, cuốn phóng sự tiểu thuyết, xã hội, nhân vật chính: Nghị Hách, Thị Mịch, quay cuồng náo loạn trong cuốn phim nhầy nhụa, nát như tương. Có giọng văn thật đặc biệt lối tả chân mới (néo-réalisme). Tả vai Nghị Hách chờ đợi tài xế chữa xe, đại điền chủ gặp một bọn đàn bà gánh rơm đi qua. Đại điền chủ chú ý đến một ả:

“… Bà lão già đi rồi đến một mụ trông bẩn thỉu… mụ thứ ba trông cũng xấu xí. Người gánh rạ là một lão râu đã bạc, cái đầu trọc quấn trong miếng vải nâu trông như cái mõ nhà chùa, gánh thứ năm thì do một cô ả mà quần áo trông gọn ghẽ hơn hết thảy…”

Cách tả người Vũ Trọng Phụng từ hai mươi năm về trước như thế là linh hoạt lắm. Muốn phơi bầy rõ tính chất dâm đãng của kẻ nhiều tiền, chỉ phác họa mấy dòng tả cách nhìn, người đọc nhận định ngay được phần hồn, tư tưởng Nghị Hách:

“… Lão đưa mắt nhìn. Cô ả gánh rạ hơi cúi nghiêng đầu, mặt, để đưa mắt nhìn trộm. Ánh sáng trăng tuy leo lét song cũng đủ khiến cho hai con mắt rất tinh tường của nhà điền chủ nom thấy rõ hai cái mặt phúng phính, một cặp môi nhỏ và đầy, cái cằm tròn trĩnh hơi lẹm trong cái vành khăn mỏ quạ bằng láng thâm. Khi cô ả gánh rạ đi qua nghĩa là cái mặt đã khuất sau đống rạ tròn, nhà điền chủ lại trông theo cái váy nâu cũn cỡn do một lạt khíu giữa cho nó chẽn đến nửa đùi, một bộ đùi phốp pháp trắng nõn trông rất đáng yêu, mặc lòng từ bụng đến bàn chân đều có một lớp bùn trắng, khô, đọng lại đã nứt ra thành từng miếng nhỏ, sắp rơi xuống…”

Thế rồi, ý chiếm bộ đùi phốp pháp, trắng nõn kia; Nghị Hách bị kích thích bởi dâm dật, nẩy ra mánh khóe: “… Nầy chị gánh cái gánh lại cho xe ôtô kia tôi mua một ít cho!”

Chắc rằng chị nhà quê chưa hiểu được công dụng mua rạ giữa đường của vị quan để làm gì, Vũ Trọng Phụng rất tâm lý, cho Nghị Hách giải thích ngay:

“… Xe nổ lốp, người ta phải mua ra để nhồi vào bánh mà có sẵn rạ lại không bán hay sao? A lê mau lên gánh lại, quan lớn trả cho tiền một nửa gánh! Còn các bà già kia có muốn chờ thì cứ đi đủng đỉnh lại một tí, chị ấy đem lại cho xe đây kia thôi… Nói xong, lão khôn ngoan bốc nhanh về chỗ cái xe…”

Về tâm lý nhân vật cả hai, Vũ Trọng Phụng nắm chắc được, vo tròn trong tay tất cả chìa khóa cuộc đời, như một thiên tài có mắt nhìn rộng trông xa (viễn kiến). Từ âm mưu của nhện giăng tơ sẽ bắt được nàng muỗi non sung sức, lại tìm được lối thoát khi động dụng, Nghị Hách chỉ mua rạ của cô nàng và lại không muốn mất mồi ngon, nếu không thi hành được âm mưu, vì bọn bà già kia đứng gần đấy. Thế là Vũ Trọng Phụng cho nhân vật có giọng tả thấu hiểu tâm lý cùng độ, bảo họ có muốn chờ thì đi đủng đỉnh… Nói về tâm lý bà già kia, khi quan truyền (sẵn mặc cảm tự ti phận hèn, ít ra trong thôn quê Việt Nam còn có thứ bậc) họ không dám trái lệnh, quan là bố mẹ dân (Mạnh Tử). Hành động, âm mưu, tiệm tiến nhân vật, Vũ Trọng Phụng diễn tả vai Nghị Hách lúc đến gần ôtô, với giọng khoan hồng, độ lượng, bảo bọn tài xế rằng chúng mày là kẻ có tội, tại sao chúng mày chỉ có việc trông nom xe, bây giờ nửa đường xe hỏng. Nếu có sự gì xảy ra cho chủ nhân, chúng mày cũng phải tòng phạm chịu lỗi. Con mắt nhìn cũng như phân tích tâm lý theo phân tâm học, Vũ Trọng Phụng tận dụng khả năng diễn tả:

“… Chúng mày ngẩn người ra làm gì thế? Chúng mày định ngủ trên xe này phải không?…”

Rồi Vũ Trọng Phụng trình bày với người đọc, hậu quả mua rơm và nhắn nhủ các bà già đủng đỉnh đi xa hơn mà đợi; của tài xế làm hỏng xe giữa đường, chủ nhân bắt đầu âm mưu hành động:

“… Nói xong, lão chủ quay lưng lại sau nhìn qua miếng kiếng hậu ở hòm xe thì thấy bọn thợ gặt đặt gánh ngồi chờ ở chỗ cách xa ô tô những ba mươi thước, còn cô bán rạ đã đứng bên cửa xe…

- Thưa Quan, quan dùng hết cả gánh hay độ bao nhiêu để con tháo?

- À, con bán cho quan lớn một bên nhé. Tháo đi rồi quan cho tiền.

Trong lúc cô ả lủi thủi tháo một bên quang gánh thì nhà điền chủ ló đầu ra, đôi mắt phong tình ngắm nghía không chớp…

- Bẩm con gạt ra ở bên đường đó ạ.

- Ừ, để rồi quan cho tiền.

Vờ tìm ví da trong túi áo, nhà điền chủ mắt vẫn lẳng lơ nhìn chị nhà quê cho mãi đến khi cầm trong tay cái ví rồi mà vẫn không lấy tiền ra vội, lại hỏi:

- Con tính bao nhiêu?

- Bẩm Quan chả mấy tí, quan cho mấy xu cũng được ạ.

- Được lắm. Con ngoan ngoãn lắm, ta thưởng cho nhiều tiền. Con hãy lên xe này để quan đóng cửa không có rét quan. Ta đang đếm tiền đây.

Chị nhà quê nhìn đến những đệm da đẹp đẽ, những chỗ mạ kền bóng nhoáng con búp bê Nhật hay treo ở bên miếng kính, ngọn đèn nhỏ sáng chói lọi trên nóc xe, thấy nó sạch sẽ quá, không dám bước lên. Nhưng mà quan đã với ra định đóng cửa xe, chị đành liều mà bước lên vậy. Quan đóng cửa đánh xập một cái rồi lại hỏi:

- Con làm vất vả như thế thì mỗi ngày được bao nhiêu?

- Bẩm chỉ được mỗi ngày sáu xu và hai bát gạo.

- Khổ nhỉ! Thế quan cho năm đồng con may áo Tết mặc nhé. Đây này, năm cái giấy bạc một đồng, con đem về mà mua xã cho chồng.

- Con xin Quan lớn, cảm ơn quan lớn.

- À, nhưng mà con đã có chồng rồi hay chưa?

Chị nhà quê cúi mặt không đáp, buộc tiền vào thắt lưng đứng lên.

- Thôi lạy Quan lớn, quan cho con xuống kẻo họ đợi.

- Ấy khoan đã! Mặt con tái đi thế kia khéo không thì trúng phong rồi đó, để quan lấy cho một tí dầu trong này mà bôi rồi về thì về.

Nhà điền chủ nói xong, lấy ở áo ra một lọ gì nhỏ để đầu ngón tay vào miệng lỗ lắc một cái rồi quơ tay vào trán chị nhà quê. Chị này để yên và co ro khép đôi đùi lại, kéo cái váy xuống.

- ( )

- Giời ơi! Còn lạy ông, ông buông con ra.

Giọng quan vẫn ngọt ngào:

- Con im, không được cưỡng.

- Giời ơi! Lạy ông! Ông đừng làm hại một đời tôi!

- Im ngay! Quan sẽ cho nhiều tiền

- Bỏ ra, Ái...

- Im cho ngoan nào.

- Ối giời ơi! Ôi làng nước...

(.........................................................)

Hai anh tài xế khôn ngoan và trung thành, muốn át những tiếng ấy, cứ việc gõ búa thình thình vào một bộ phận nào trong động cơ.

Mãi đến lúc ông điền chủ ngồi lên bật đèn, chị nhà quên vẫn còn nằm đó trong xe hai tay bưng mặt ngất đi, lão này cúi xuống hôn một cái cuối cùng, lôi cái váy xuống, nhấc chị nhà quê ngồi dậy, mở cửa xe mà đẩy người ta xuống:

- Thôi, con về với họ mau lên không họ chờ…”

Từ mưu mô hiểm độc của quỷ dâm dục đưa nàng thiếu nữ ngây thơ vào tròng, Vũ Trọng Phụng phơi bày vai trò địa chủ điển hình trong xã hội thư lại không thiếu sót. Phải phục tác giả, lo âu lừng cử chỉ, hành động nhân vật sau cởi nút thật nghệ thuật tuyệt vời. Một đàng chủ mưu lọc lõi, một đàng ngây thơ không đề phòng, hai động tác ấy, Vũ Trọng Phụng nắm vững tâm lý cả hai, trình bày thật tự nhiên. Tả Nghị Hách lên xe rồi bảo Thị Mịch bước lên xe lấy tiền để cho quan khỏi lạnh, tâm lý nghệ thuật cao, lột rõ hành vi tay chơi nhiều mánh khóc, thủ đoạn cao cường che lấp tiểu sảo bằng hành động rộng lượng, khoan hồng, bằng tác phong sống cao quý bọn giầu sang. Về hình ảnh con búp bê Nhật xinh xinh, ngọn đèn sáng trên nóc xe, tất cả gì tượng trưng biểu hiện quý phái, tất nhiên mặc cảm tự ty thứ dân, bị va chạm lòng tự ái cũng có, bỡ ngỡ cũng có, cho nên ngập ngừng do dự mới dám bước lên chiếc xe sang trọng. Ngập ngừng lại chưa dứt khoát, Thị Mịch chưa tự chủ được, thì Nghị Hách lôi kéo ý nghĩ ấy đang dùng dằng; tất nhiên vì quyền lợi của mình (lấy tiền bán rơm) Thị Mịch phải tuân theo. Sự ngả theo ấy, nàng chưa nghĩ đến hậu quả tai hại, nàng lên xe để đòi tiền, không có gì là phi pháp cả. Hơn nữa, gần đấy lại có người, làm sao Thị Mịch dám nghĩ rằng cần phải có thái độ đề phòng. Thế rồi; quay sang Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng giải quyết vô cùng khéo léo, tiếp thêm nào là ý tưởng thương dân, tìm hiểu sinh hoạt dân, Thị Mịch càng không dám nghĩ đến nàng được quyền nói dối. Nghị Hách đánh trúng nhược điểm, dân tộc tính truyền thống, dân thường hay chú trọng Tết nhất; nên ban lòng nhân đạo đúng chỗ, đúng lúc. Vì thế, sự cho một bên gánh rơm rất có lý với giá năm đồng, mà chính thức chỉ mấy xu. Rồi vẫn âm mưu cao độ, che lấp ẩn ý, Nghị Hách lại còn biết nhà quê thường mua bát phẩm, xã cho chồng để có danh phận. Thật không ai hiểu Thị Mịch hơn Nghị Hách vào lúc này, và hiểu cả hai; chỉ có chìa khóa tâm lý của Vũ Trọng Phụng!

Từ thái độ cảm phục, Nghị Hách biết mình đang được Thị Mịch bái phục, và đúng lúc bắt đầu vào ý tưởng mua bát phẩm, Nghị Hách hỏi nàng về chồng con. Thì lúc ấy, Thị Mịch mới dám chớm nở ý nghĩ rằng mình phải ra về, nhiều người đợi mình – lúc lấy tiền thắt vào hầu bao rồi - bản năng tự vệ bắt đầu thúc đẩy của lo ngại. Người đọc càng cảm mến tài tả chân tâm lý (phân tâm học) của Vũ Trọng Phụng, khi đọc đến đoạn Nghị giở lọ dầu, để có cơ hội xoa trên trán cô, để khởi đầu cho sự cọ sát da thịt sau này, cũng vẫn nằm trong tâm lý thương dân. Lúc này bản năng tự vệ Thị Mịch bắt đầu nghi ngờ, xoa dầu xong là về, hơn nữa chưa bao giờ Thị sung sướng hơn giây phút có năm đồng trong hầu bao, một số tiền quá lớn chưa bao giờ thị dám nghĩ đến.

Sau lần mây mưa, làng hội họp thảo luận tố tụng. Vũ Trọng Phụng diễn tả tâm lý hai bên: ông Trương và bà Đồ Uẩn, mẹ Thị Mịch:

“… Ông Trưởng hớn hở đáp một cách sung sướng:

- Có lắm chứ, Quan bảo tôi rằng muốn kiện hay không thì tùy, nhưng mà cứ bảo thằng Chánh Hội với thằng Lý trưởng lên đây tao bảo. Quan lại bảo thêm phải giữ cẩn thận 5 cái giấy bạc một đồng mà lão chủ xe ấy đưa cho con Mịch thì mới có tang chứng được. À bác Đồ, thế cái số tiền ấy đâu? Đừng có tiêu đi mất nhé!…”

Tập tục thôn quê ta có câu giấy rách giữ lấy lề, tuy bà đồ Uẩn nghèo, nhưng muốn cho biết xuất thân dòng nho sĩ chồng bà là Đồ nho. Khi nghe ông Trưởng động chạm danh dự giai cấp, bà đồ Uẩn lên cơn thịnh nộ. Vũ Trọng Phụng cho người đọc thấy hình tượng xã hội điển hình, và tài của ông là hệ thống hóa được hình ảnh quay cuồng ở thôn quê, cũng như tỉnh thành, và bọn thư lại, tiểu thư lại, của xã hội phản ánh trong truyện:

“… Này, tôi xin ông! Ông khính bỉ nhà tôi vừa chứ. Tôi nghèo thực đấy, nhưng không khi nào tôi lại khốn nạn đến thế đâu? Tôi chưa phải cho con gái tôi làm đĩ! Dù sao đi nữa thì con trai vẫn gửi cho tôi một tháng một số tiền…”

Vũ Trọng Phụng không bỏ sót thái độ tự nhiên cuộc sống biểu hiện cho thế hệ tàn lụi trước cái mới xâm nhập lố lăng. Trình bày gia cảnh thì lại phải giải thích; mà giải thích còn thêm bằng chứng. Độc giả sống lâu ở thôn quê, chắc sẽ yêu mến tác giả ở thái độ nhận xét tỷ mỷ, hiểu biết thôn quê tường tận. Diễn tả tâm trạng Thị Mịch lần đầu tiên bỡ ngỡ với cảnh:

“...Khám nơi kín phụ nữ Thị Mịch đã phải gắng gượng ngồi dậy… Đến lúc thầy mẹ thúc giục cô bé phải mặc đến áo bông, cái quần thâm là những cái để riêng cho ngày đình đám. Cô Mịch tuy nghe thấy bảo lên để quan khám nhưng chưa hiểu khám là như thế nào? Cho nên cứ việc theo mẹ ra đi..."

Mỗi người một thái độ, với Thị Mịch, bà mẹ Mịch, Vũ Trọng Phụng tả rất linh hoạt:

“… Cả bọn lôi thôi lốc thốc kéo nhau ra khỏi làng… Trước những cặp mắt toét mà còn tò mò của bọn giai làng trước những cái mỉm cười rất khả ố, cô Mịch cúi gằm mặt xuống đất, vịn vào tay mẹ mà đi. Còn bà Đồ thì coi bộ đăm đăm chiêu chiêu của một tín đồ Gia Tô đi vào cái hang sẽ dẫn lên cây thập tự hoặc sẽ bị chết chém ở thời vua Minh Mệnh vậy…”

Lối so sánh trên đây quả đặc biệt, điển hình so sánh hay đến mức độ cao. Và bây giờ đến lúc tả ngôi nhà đồ sộ của Bắc Kỳ Nhân Dân Đại Biểu Tạ đình Hách; thì Vũ Trọng Phụng cũng là chủ quan định hướng biến thành khách quan mai mỉa. Người đọc chịu ảnh hưởng theo giọng văn ông kể. Đó là giọng văn căm thù như Léon Trotsky gọi là gián tiếp thúc đẩy hành động phản ứng:

“…Cái ấp của nhà triệu phú Tạ Đình Hách thật đồ sộ nhất tỉnh đến dinh quan Công Sứ cũng không to tát bằng. Ấp cánh tỉnh lỵ năm cây số, làm trên một ngọn đồi cao trên trăm thước, diện tích ước độ mười mẫu ta. Chung quanh ấp nghĩa là sườn đồi, thì giồng toàn một giống cà phê, khiến cho khách bộ hành từ đằng xa đã thấy một quả núi nhỏ xanh đen mà trên ngọn đồi là ba tòa nhà tây, tòa giữa thì ba tầng, trong kiên cố và oai nghiêm như một trại binh vậy. Điểm lơ thơ bên cạnh những tòa nhà ấy là những cây gạo, cây muông cổ thụ, những cây ngô đồng và những cây thông. Chung quanh ba tòa nhà có vườn hoa thì là một vòng tròn rào găng cao tới hai đầu người và dầy độ hai thước. Cổng chính của ấp xây bằng xi măng cốt sắt là một cái thể môn kiểu Nhật Bản, trên có đế bốn chữ nó tỏ rõ cái linh hồn ông chủ “Tiểu Vạn Trường Thành…”

Chúng ta há chẳng thấy ông cha, bố mẹ kể lại Vi Văn Định, Trần Tán Bình, Cung Đình Vận, Tư Đoan(63) ... bao nhiêu tội lỗi, bao căm thù trong dân chúng. Họ đàn áp đến mức độ dân chúng phải truyền lại mặt mo tham quan qua ca dao:

Thứ nhất rắn hổ mang hoa

Thứ hai Trần Tán(64)

Thứ ba Bùi Bành…

Thiên tài đó, thật không thể chối cãi với Vũ Trọng Phụng. Ở bất cứ đâu, cảnh vật nào, dù tả cảnh, đối thoại, bố cục, âm mưu, tình tiết châm biếm, giải thích tâm lý với lối nhìn ẩn ức (refoulement), giọng căm thù, văn đặc biệt hấp dẫn, phơi bầy một thực trạng; khiến người đọc phải liên tưởng có thật ngoài đời. Trên, ông tả cảnh Tiểu Vạn Lý Trường Thành, bây giờ đến linh hồn Tiểu Vạn Lý... chủ là kẻ sung sướng trên xác chết mồ hôi đồng chủng:

"...Tóm lại một câu thì ấp Tiểu Vạn Lý Trường Thành là một tòa lâu đài hẳn hoi vì cách ăn ở của chị nhân khiến ta tưởng tượng đến cách ăn ở của những vủ công hầu khanh tướng trong những tiểu thuyết Tàu vậy.

Buổi sáng hôm ấy, mười một cô nàng hầu của nhà triệu phú không phải đi coi đồn điền. Bốn hôm trước, Tạ Đình Hách trước khi ra đi vào lúc đêm khuya, có nói với mấy người rằng sẽ không có mặt ở ấp độ một tuần lễ, vì sau khi về Hà Nội mừng ông bạn tổng đốc thì sẽ xuống Hải Phòng đi thăm mỏ Quảng Yên. Vậy mà mới sáng hôm nay có một bức điện tín đánh về nói rằng chiều nay thì quan về nên chi mười cô ả kia lại được ở nhà sửa soạn hầu hạ một ông chồng mà họ khiếp sợ như một vị bạo chúa. Vì chưng mỗi người đều có một tiểu sử nhân duyên kỳ lạ và đặc biệt cả nên ai cũng hiểu rõ cái địa vị mình thật chẳng khác gì địa vị một cung phi, mặc lòng cho họ không là cung phi. Thôi thì ai cũng hết sức sợ, tự tô lục chuốt hồng, chiều chuồng nịnh hót đức lang quân, ngõ hầu được vời luôn thì đã đủ là hân hạnh. Ngày thì họ là những tay quản gia đồn điền của ông chủ. Đêm đến họ là vợ. Mà những ngày chẳng may bà Cả ở Cảng về thăm thì họ chỉ là những người đi hái chè, đi giồng cà phê, lương mỗi ngày được mười lăm xu. Cách xử thế và ăn ở của họ giống cái đời của những cô ả đào…”

Thấy có người gọi, cô Khang và cô Nghĩa tung chăng ngồi lên, ngáp dài mà rằng: “Hôm nay có phải làm lụng gì đâu mà phải dậy sớm...”

Vũ Trọng Phụng cho thấy tổng quát địa vị số cung tần mỹ nữ ở Tiểu Vạn Lý Trường Thành của một Tiểu Tần Thủy Hoàng. Bây giờ đến vai trò mỗi cung phi:

“–…Thưa hai bà lớn, cũng không sớm là mấy nữa đâu ạ. Nghe thấy vậy, hai cô ngồi nhỏm lên. Mười lăm phút sau, cảnh tượng trong phòng đổi hẳn. Đó là những cái quần trắng, áo gi-lê, áo len, khăn nhung, thắt lưng hoa đào và những dép quai nhung hoạt động trong phòng trước cái tủ áo, bàn rửa mặt – không khí một nhà ả đào lúc đến giờ trang điểm đợi khách làng chơi. Nếu chủ nhân mà ở nhà thì dù sao cũng phải sẵn có đàn bà để chủ nhân ông sai bảo việc vặt hoặc ngứa mồm hôn một cái, ngứa tay thì sờ soạng một cái, cấu véo một cái…

Cô Kiểm lại đứng cạnh cô Lễ khẽ hỏi:

- Thế nào, mấy hôm nay em có được sạch sẽ không?

Cô Lễ len lét thưa:

- Dạ, sạch sẽ lắm ạ…”

Đó là cuộc sống hỗn tạp của nhà đại điền chủ Nghị Hách. Giọng châm biếm của tác giả như một mũi dùi già lửa châm vào tim non bọn thư lại vết thương không bao giờ lành. Và nếu một Trần Độc Tú với Tân Thanh Niên gieo triết lý mác-xít vào nước Tàu, mười mấy năm sau trở thành kịch chiến giữa hai khối phong kiến và cộng sản; thì sau này một Phạm Quỳnh hay một vị tổng đốc nào của thư lại thực dân bị phanh thây xé xác đến trăm mảnh; thì đó là văn chương hướng dẫn hành động; hậu quả những “ngứa mồm hôn một cái…” và “sẵn có đàn bà cho chủ nhân ông sai vặt…”

Vai trò Nghị Hách, người cha trong một gia đình, và gia đình không còn thứ bậc, phân hạn cha và con trở thành bạn; hay nói khác đi, coi nhau cũng chỉ là phường mèo mả, gà đồng:

"...Thưa Ông, ông là cha tôi, điều đó lúc nào tôi cũng nhớ lắm. Tôi đã chịu ơn ông nhiều lắm, nhưng mà ông đã làm nhiều điều bỉ ổi lắm. Ông đẻ ra tôi thì ông có quyền cho tôi chết. Ông giết tôi đì...

Nhà đại phú cúi đầu hổ thẹn hồi lâu… Sau cùng ngẩng lên, cái mặt vẫn trân trân:

- Ô hay, sao mày lại dở hơi thế? Thì tao mua con bé ấy làm hầu là cùng…”

Vũ Trọng Phụng tô điểm con người điển hình của chế độ khuyến khích tội lỗi, để quên căm thù chống đối thực dân đế quốc. Bọn thư lại tập tành sống, hành động gọi là văn minh ấy, hiếp con gái rồi đuổi; đến khi con trai sỉ vả bố, thì bố trả lời mua về làm hầu là cùng chứ gì? Đó là đoạn nói về Thị Mịch.

Vũ Trọng Phụng dẫn người đọc đoạn dân làng đâm đơn kiện đại điền chủ. Tư pháp là tay sai phái hành chính, tuy Vũ Trọng Phụng không hề nói ra, nhưng cho thấy chứng nhân thời đại qua cách ăn nói, lúc Nghị Hách đến nhà quan Công sứ, vò đầu gãi tai, biện bạch:

“… Bẩm toàn dân tỉnh này đã bắt đầu nói xấu và vu oan cho con. Bẩm cụ lớn, chắc là họ chỉ nhắm mắt nghe theo bọn phiến loạn chúng mớm nhời cho mà thôi. Họ vu oan cho con là giết người, là hiếp tróc đàn bà, là bóp hầu bóp cổ bọn dân nghèo, thôi thì đủ những tội ác. Họ hết sức gieo cái mầm thù oan người giầu có lan rộng trong đám cùng dân. Kể ngay bọn tá điền làm việc trong đồn điền của con thì chúng cũng bắt đầu đòi tăng lương con phát cho chúng đã cao lắm. Vậy con xin lấy tư cách của một người dân biểu mà trình báo cụ lớn để tiện đường cai trị tỉnh cho yên ổn...”

Một vị dân biểu đại diện Bắc kỳ hiếp dâm con gái người trong tỉnh, lên tỉnh lạy lục Công sứ đầu tỉnh; vu khống dân phân giai cấp đấu tranh chính trị bằng cách đòi quyền lợi, yêu cầu viên chức can thiệp. Thái độ khúm núm ấy, Vũ Trọng Phụng cho xưng hô con; mặc dầu tiếng Pháp không có đại danh từ này. Tác giả linh động hóa bằng thái độ, hình tượng viên thư lại nhỏ luồn nịnh kẻ trên, nạt kẻ dưới; bị kẻ trên bóc lột thì bóc lột lại kẻ dưới, đó là tác phong chính yếu xử thế của phong kiến thư lại. Mâu thuẫn câu chuyện đàm thoại phân rõ giai cấp ấy, Vũ Trọng Phụng tố cáo một thời đại nô lệ, quyền lợi sinh mạng dân bị thống trị không mảy may bảo đảm dưới trào xâm lăng, bầy tôi lũ chó thực dân gồm dân biểu, tổng đốc, tuần phủ, thượng thư, Bộ hình, Bộ lại… chỉ là địa vị bịp bợm, tay sai trá hình cho bọn chúng bảo vệ an ninh cai trị. Thực ra Nghị Hách đại diện dân biểu Bắc Kỳ, dân biểu chỉ là cái mâm che cho thực dân ngoan cố phơi bầy dân chủ hóa trong xứ bị bảo hộ (protectorat). Còn cho quốc hội chính quốc thấy rằng vì sự tiến hóa nhân loại văn minh, chúng bảo hộ dân hậu tiến. Nhưng chúng không thể đàn áp, không thể lừa dối Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái… nói chung trí thức yêu nước không chịu làm tay sai. Hoặc như Nguyễn An Ninh từ chối nhà lầu, xe hơi, vợ đẹp thực dân cung cấp, tố cáo sự manh nha của chúng áp đặt cai trị lâu dài. Dân ta đã bị một nghìn năm thống trị Tàu, tiếp đến trăm năm Tây; chúng còn tiếp tục đàn áp, nhưng kết quả mau hay chóng, lâu dài hay nhất thời, không bao giờ bị nô lệ đồng hóa. Vũ Trọng Phụng tạo ra chính con trai của đại biểu, khinh giá trị tuyệt đối tên bố lưu manh, dâm đãng đại bịp, lừa lọc. Đại biểu Bắc kỳ hồi đó làm được việc gì ích lợi cho xứ sở, nếu không là gây tội lỗi, hiếp dâm, hối lộ, bóc lột thặng dư lao động. Và đây là hậu quả hành động Nghị Hách; đến nỗi Thị Mịch phải tự tử:

“… Mịch lại tưởng tượng được rằng lại có thể có một người bằng tuổi bố mình lại giàu có sang trọng nữa, mà lại lừa mình để làm một việc xấu hổ trong một cái xe tu bin. Lúc ấy có người ở đàng trước ở đàng sau xe nữa…

Mịch nghĩ đến lúc ấy mặt đỏ bừng lên, tự mình cũng đủ thẹn với mình. Cô nghĩ đến những câu chế nhạo của bọn giai làng vô giáo dục. Từ khi ấy, cô sợ nhất là cái xe ô tô. Mỗi lần trông thấy một cái xe ô tô là lại giật mình đánh thót một cái. Rồi cô Mịch đau khổ, đau khổ lắm. Vì cô rất yêu chồng, người chồng sắp cưới ấy, theo lời mẹ cô kể lại, sẽ lên tận nơi thăm cô. Cái tinh thần nhà nho của ông Đồ đã khiến ông Đồ báo cái tai họa cho chàng rể một cách quả quyết. Trời hại ông và con ông chứ không phải ông hay là con gái ông gây ra. Ông sẽ cho hai đứa trò chuyện với nhau, mặc lòng ông đã hiểu trước rằng cho con rể biết thế thì con gái sẽ thẹn. Mà nếu anh chàng rể chưa thực thụ ấy cố vin vào cớ tân tiết để bỏ Thị Mịch thì thôi, ông cũng đành ở với Trời. Bao giờ ông cũng chỉ ở với Trời, mặc lòng Trời chẳng bao giờ tử tế với ông. Xa ra những cái dư luận khốn nạn của hạng người nông nổi. Việc ấy không phải là một việc dấu diếm được. Có bổn phận thông báo, ông cứ việc làm…”

Giai đoạn này, Thị Mịch vào nhà thương dưỡng bệnh. Không khí buồn tẻ thường đưa con người suy nghĩ mông lung, từ chuyện này sang chuyện khác. Ý tưởng Thị Mịch sợ cái ô tô, thật là tâm lý sâu sắc, con chim bị cung bắn trượt sợ cành cây cong. Rồi nghĩ đến chồng chưa cưới với phút gặp mặt. Bệnh lý tinh thần nhà Nho: Đồ Uẩn sống với Trời, thì nhà Nho bao giờ cũng giữ đạo ấy. Tư tưởng Nho, Lão, Khổng Mạnh... đã thấm nhuần trong mạch máu, tư tưởng thành quả; Đồ Uẩn sống cho mình; hy sinh cả gia đình cũng không là yếu tố chính; miễn giữ đạo nho sĩ, dù đã thất bại với chế độ tàn lụi Khổng Mạnh. Vũ Trọng Phụng không vô tình làm việc ấy, sự cố ý định tâm là lẽ đương nhiên của nhà văn có tài nhìn viễn cảnh, gây căm thù bằng giọng văn thúc đẩy làm cách mệnh.

Trở lại diễn ý nghĩ Thị Mịch, Vũ Trọng Phụng tả mạch lạc, tâm lý, tình cảm của cô gái hối hận, cả đến sự giao tiếp hai chế độ truyền thống Đông Phương, khoa học Tây Phương:

“… Mịch bàng hoàng, run sợ, kéo cái chăn trắng chùm kín đầu. Cô nghĩ đến đêm ấy, lúc cô ngây thơ dại dột mà bước vào để cho kẻ khốn nạn được thể khép gọn ngay cửa xe. Cô nghĩ đến lúc cô tham tiền thấy nói đến số tiền năm đồng nên cứ để cho kẻ khốn nạn dùng lọ dầu làm cớ để sờ vào trán cô, cổ cô, ngực cô. Rồi Mịch lại nghĩ đến lục bị quan đốc tờ bắt… lên nằm dài tô hô trên cái bàn đá. Sự tò mò của khoa học đã hùa với sự dâm dục của loài người mà đập tan mất cả ý nhị thẹn thùng kín đáo của một cô gái quê ngây thơ. Để đến nỗi như thế vì lẽ gì? Vì tham tiền, vì dại dột bước chân lên ô tô. Vì ngây thơ để cho con dê già bôi dầu vào trán, vào cổ…”

Chán chường tất cả trong một phút có ý định quyên sinh là đắc sách, Vũ Trọng Phụng tả chi tiết mỗi phút một căng não:

“… Rồi Mịch lại đi, đi thẳng vào gian nhà còn là chỗ chuồng tiêu. Mịch mở cửa nhìn lên trần thấy một góc tường có một ống máng bằng kẽm như ống bương và chắc chắn lắm. Mịch lại quay về phòng len lén nhìn quanh rồi nhấc theo một cái ghế đẩu nhỏ, đem vào chuồng tiêu…

Cảnh cửa bị khóa bên trong...

Hai con mối bên trong tường nom thấy người đàn bà trèo lên ghế đẩu, cởi cái thắt lưng đũi ra, chòng lỏng hai đầu, quấn quanh cái ống kẽm…”

Giọng văn tả đoạn này vô cùng khéo léo, lại hóm hỉnh. Ở chỗ hai con mối làm nhân chứng cho Mịch tự tử. Và nội dung, giữa xã hội phản bội như thế, dân biểu là thằng hiếp dâm, thằng bố trong gia đình mất thứ bậc, mất nhân cách làm cha, con bất phục tùng; gợi chuyện với bố xưng hô tôi với ông. Thêm bao nhiêu kẻ khác đồng cảnh khom lưng luồn cúi, ham tiền, hiến dâng vợ đẹp con khôn. Đồng cảnh với Tản Đà, hay là Vũ Trọng Phụng đã khai thác ý thơ Tản Đà thành văn linh động. Tản Đà chẳng từng mang tâm sự một anh thông nho Tây học, Hán học làm nghề bán than; trả lời vợ khi vợ thấy chồng mình có thể làm quan mà không chịu xuống ấn:

“...Có những kẻ khom lưng luồn cúi

Lấm đầu lươn luồn lụy vào ra

Chồng chồng vợ vợ vinh hoa

Mà trong vinh hiển xót xa đã nhiều…”

để rồi mang theo ý :

“Người phải biết tự do là thú

Mất tự do còn có ra chi

Canh tàn thôi liệu ngủ đi

Ngủ cho đẫy giấc mai thi bán Than

(Trích Người bán than đăng báo Tứ dân văn uyển)

Xã hội thì như thế, một vũng nước đục lầm, phỏng có một giọt nước trong; chẳng chóng thì chầy cũng bị đồng hóa. Vũ Trọng Phụng lên án chế độ cải lương; và đề cao cách mệnh thường trực:

“…Tên lính dạ một cái, dạ một cái nữa rồi thụt vào cửa sau. Nghị Hách lại nói:

- Quan lớn tiết kiệm quá nhỉ? Sao ngài lại chưa tậu ô tô?

- Tôi (quan huyện tỉnh) không có nhiều tiền như những ông quan khác.

- Bẩm Quan lớn, ngài thử trông cái xe của tôi đây kia xem.

Ông huyện quay nhìn ra chỗ cái xe hòm, hỏi lại:

- Làm sao?

- Nếu chính quan lớn mua giúp cho thì tôi xin để lại bằng một giá rất rẻ. Nếu quan lớn dùng đến thì tôi chỉ lấy ngài hai trăm thôi. Lúc tôi mua giá nó là một nghìn tám đấy ạ. Một chiếc hiệu Avion Voisin.

- … Nhưng mà trong giấy thì cứ biên là quan lớn mua lại những hai nghìn.

- (… … …)

- Bẩm Quan lớn hay là ngài đi thử một chốc. Để chúng tôi cầm hầu ngài lên tỉnh rồi xong việc quan, lại cầm hầu ngài về huyện. Nếu quan lớn muốn đi thử thì để bảo xà ích thôi đừng gióng ngựa nữa.

- Vì việc tôi cần lên tỉnh sớm nên tôi bằng lòng đi xe hơi của ông, thế thôi. Còn tậu lại thì không, dù là ông chỉ để lại cho tôi bằng một đồng bạc. Nếu tôi định bụng kiếm chác gì ông thì từ hôm nọ tôi đã nhận lời với người đàn bà mà ông phái lên điều đình với tôi…”

Đó là viên tri huyện lương thiện, tuy chưa ý thức được đã làm quan, tức là phải hạn chế sự ngang tàng bản thân để làm theo mệnh lệnh. Sự lương thiện hay hành động của kẻ phiến loạn (révolté) chưa hẳn là cách mệnh, đứng trước vị quan to hơn; mình sẽ bị lụt. Vũ Trọng Phụng giới thiệu một pha thật linh động biểu hiện mạch lạc:

“… Quan Tổng đốc cúi xuống tập bìa vàng. Nét mặt quan luôn luôn thay đổi. Mầu da mặt lúc tái đi, lúc lại đỏ bừng lên. Sau nửa tiếng đồng hồ, quan ngẩng lên nhìn viên tri huyện, tiếng đồng sang sảng:

- Này, thày huyện, thày ở Ba Lê đã đậu luật khoa tiến sĩ?

Biết là có chuyện, ông huyện ngẫm nghĩ một chút cứng hỏi đáp:

- Bẩm vâng, quả có thế thật.

- Ở bên Tây, thày đã diễn thuyết và biểu tình với ông văn sĩ Romain Rolland về chính trị phạm Đông Dương.

- Bẩm vâng.

- Cho nên thày không biết mở cuộc điều tra, cho nên thày không đủ tư cách làm một viên tri huyện.

Quan Tổng đốc nói đến đây thì đứng lên khoanh tay trước ngực. Ông huyện mặt đỏ lên. Nhưng vẫn khoan thai mà thưa rằng:

- Bẩm quan chúng tôi có lỗi gì ạ?

Quan Tổng đốc chân tay run lên bần bật, hai má như bi hai cái gân tai ác nghiệt giật lấy giật để, làm một hồi dài:

- Cứ riêng về truyền đơn làng Quỳnh Thôn cũng đủ tỏ ra thày làm quan mà không biết luật. Dù là chưa tìm thấy kẻ làm việc ấy, thì thày cũng phải bắt giam bọn lý lịch cái làng ấy chứ. Thày không nhớ trong hình luật có khoản buộc lý dịch mỗi làng phải chịu trách nhiệm về mỗi việc phá rối cuộc trị an xảy ra trong làng hay sao? Thày lấy cớ gì mà để yên chúng? Sao thày làm bậy bạ thế?

- Bẩm cụ lớn, chúng tôi xét kỹ rằng dân huyện tôi còn ngu dốt lắm không thể làm những việc ấy được, mà làng Quỳnh Thôn thì lại là một làng ngu dốt hơn hết. Đó chỉ là kẻ nào ở nơi xa đến làm việc ấy mà thôi. Đã biết mà còn bắt, sợ oan cho dân sự.

- Thày đừng nói là hết. Cái lão Đồ làng Quỳnh Thôn dám dạy sáu đứa trẻ mà không xin phép mở trường, như vậy là sai nghị định nhà nước là phải bắt tống giam, vậy mà thày không hiểu một tí gì cả. Ông đồn về khám khi qua nhà lão đồ đếm được sáu đứa học trò đã có phàn nàn việc ấy lên quan sứ rồi, như vậy là thày sao lãng…”

Một xã hội như thế, một quan tri huyện lương thiện biết phải trái mà bơ vơ, có óc dân chủ; lẽ học ở Paris về. Nhưng đây là tư tưởng của một bọn mà chúng tôi gọi là một giọt nước trong trong một vũng nước bùn: “… Bẩm cụ lớn chẳng phải nói khoe gì, quan thày của tôi trong đảng xã hội nay mai có sang nhậm chức toàn quyền thì lúc ấy tôi sẽ làm quan cũng chưa muộn ạ…”

Đại diện chủ nhiều vợ, đây là hậu quả của những phút truy hoan rải rác. Vạn Tóc Mai, con vợ lẽ đại điền chủ Nghị Hách, quan niệm về ông bố đáng kính còn là Nhân dân đại biểu Bắc Kỳ:

"...Cũng vì thế mà lúy bỏ mặc me nghèo, chết, rồi bây giờ lại chực từ cả moa. Các đàng ấy bảo vì lẽ gì tớ lại không rửa thù? Lúy đẻ ra moa mà lúy chẳng bao giờ thèm nghĩ đến moa cả..."

“Cái tiếng dâm của Nghị Hách đã lừng lẫy cả mấy tỉnh!

“Long nhìn vào thì người vừa nói những câu ấy là một thiếu niên mặt mũi võ vàng, hai bên tai có bộ tóc mai rất to, mặc áo gấm lam ngoài phủ một cái áo dạ vải vuông cái đầu hung hung và quăn quăn kê lên trên mông một thiếu phụ mặt bự những phấn mà lại tái nhợt, tóc búi, cổ đeo kiềng, quần áo lối mới, cổ áo bánh bẻ, cũng cổ ba đờ suy vin hẳn hoi. Trước mặt cặp ấy là hai thiếu niên áo cực kỳ sang trọng…”

Vũ Trọng Phụng cho con trai cả Nghị Hách, Tú Anh thu xếp công việc vỡ lở, bố hiếp dâm Thị Mịch, bằng cách cưới Thị Mịch làm vợ lẽ. Đây tả trâm trạng Thị Mịch sắp rời làng Quỳnh Thôn đưa Thị Mịch bước vào cuộc sống mới:

“…Khứu quan của Thị Mịch đã bị kích động dữ dội về những mùi thơm ngào ngạt ở quần áo hai người đàn bà nhan sắc choáng lộn, quần áo kỳ lạ ngồi kèm hai bên Thị Mịch, tuy vẫn cười đùa với Mịch đây, nhưng mà Mịch sợ hãi, kính trọng một cách băn khoăn.

Thật là một giấc mộng !

Bây giờ tâm hồn đã thư thái. Mịch mới kịp nhìn kỹ gian phòng. Cái giường Mịch ngồi là một thứ giường lạ mắt, lùn tịt, ngồi vào y như là ngồi xuống đất, có chăn gối mới, có nệm rất êm. Sau lưng Mịch một cái giường khiến cho thoạt đầu, lúc mới nhìn vào Mịch phải tưởng là bên kia cũng có một gian phòng bày biện như thế…”

Đoạn văn trên đây, Vũ Trọng Phụng tả đúng được tâm trạng giai tầng dưới bước vào đời mới, mất cái thăng bằng mức sống thường ngày, bỡ ngỡ, e thẹn. Chẳng hạn như khi Mịch sợ sệt, thấy thẹn thùng, khi được ngồi bên cạnh hai người đàn bà choáng lộn. Tới nữa, kiểu cách sống ở nhà đại điền chủ: chiếc giường mới, cái gương lạ; nghĩa là Mịch mất hẳn nếp sống thấp kém mà Mịch quen. Tiếp, Vũ Trọng Phụng lên án một thứ người trở mặt ở thôn quê, khi thấy hoàn cảnh bà Đồ thất thế thì chửi xỏ xiên; nhưng có ăn lại vỗ tay hoan hỉ. Thói tục này , Vũ Trọng Phụng biểu hiện điển hình giai cấp lưu manh không hiếm ở thành thị, như thôn quê:

“… Những người đã chửi xỏ chửi xiên bà đồ Uẩn một cách hèn mạt thì lại là người làm giúp một cách hăng hái nhất. Tuy nhiên cũng có vài gia đình mà sự căm hờn đã ngăn không cho đến để uống rượu và thi hơi…”

Tâm trạng lần đầu tiên Thị Mịch gặp chồng, người đã hiếp nàng hôm nào trên xe ô tô:

“…Tú Anh ngưng lại. Mịch nhìn ra. Cái ông hiếp mình xưa kia bữa nay hình như lại to béo hơn xưa nữa mà lại ăn mặc Tây.

- Thẹn à. Vẽ!

Rồi lại lôi tay Mịch xuống. Một lát nói:

- Trò đời cũng hay thật đấy!

Không thấy vợ lẽ nói gì, Nghị Hách lại ngắm nhìn đến trố mắt. Hồi lão đứng lên mà rằng:

- Ồ lạ thật!

Mãi đến bây giờ Mịch mới nói:

- Bẩm làm sao?

Nghị Hách rằng:

- Trông mày hôm nay xấu lắm!

- (………..)

- Thật thế, cái tối hôm mày mặc cái váy nâu, chân mày đầy bùn thế mà mày lại đẹp…”

Đó là một sự so sánh. Thị Mịch ở thời sống quê mùa nàng là con gái đẹp, khi chuyển sang thành thị, lại không hơn ai. Tâm lý thứ hai mà tác giả đưa ra còn nằm trong ẩn ý của các cụ ngày xưa quan niệm hành lạc: hiếp đàn bà còn là một cái thú hơn là ngủ với đàn bà. Lời nói qua Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng muốn diễn tả thêm giai tầng thứ bậc nào an phận thứ bậc ấy, khi chuyển biến sẽ ngỡ ngàng làm mất cái đặc biệt tinh túy giai tầng ấy.

Giông Tố là cuộc đời đầy thảm khốc, sự đè nén từ bọn tham tàn đại diện giai cấp thống trị dùng quyền bính đồng tiền (le fétichisme de l’argent) để thỏa mãn tất cả mong muốn của con người phi nhân bản ích kỷ. Vũ Trọng Phụng thành công nhất về loại tiểu thuyết xã hội hoạt kê, giọng văn tác động nổi sự căm thù. Đọc văn ông, hình như có sức quyến rũ vô hình, hấp dẫn, say mê người đọc rồi sau đó muốn phá đổ bất công xã hội thối nát ấy đi.

Có một điều ở Giông Tố làm giảm chút giá trị đoạn cuối thiếu nghệ thuật. Bởi ông quá sắp đặt, cho vuông vức, người đọc cảm thấy được ngay phần giả tạo câu khách trong một pha thật ly kỳ. Vai ấy là Long, chồng chưa cưới của Mịch làm công cho viên hiệu trưởng (Tú Anh, con Nghị Hách). Nghị Hách lấy Thị Mịch thì Long lại yêu con gái Nghị Hách. Nếu yêu không thôi, đó là điều có thể xảy ra. Nhưng sự gò bó yêu để trả thù, ông diễn tả không khéo, tình tiết không được giải quyết có lý có tình; thành ra phản tâm lý, thấy rõ sự đôn hậu giả tạo; mà chính tác giả muốn có kết luận như vậy. Long phá của cải của Nghị Hách, yêu Tuyết, con Nghị Hách, hiếp Tuyết để trả thù; cho rằng đó là thái độ công bằng (vẫn giải quyết với tình tiết luộm thuộm). Sau Long chán đời, chán bản thân và tự tử.

Long nói: “Tôi tự tử vì quá sung sướng đến nỗi không thấy thú nữa”. Ngoài ra Vũ Trọng Phụng còn cho chúng ta thấy vai đồ Uẩn điển hình sự tàn lụi cùng độ chế độ cũ; đành sống trong ảo tưởng cuối mùa triết lý Khổng Mạnh. Họ trùm chăn muốn giữ dĩ vãng cao đẹp, khí tiết hào phách, không tham gia phe mới, làm tròn tiết tháo mang trong đời như một lý tưởng.

Giông Tố là tác phẩm siêu đẳng trong lịch sử văn chương tiền chiến, đưa ông lên bậc văn hào Việt Nam của thế kỷ này. Một xã hội được mô tả, biểu hiện cặn bã xã hội như lối truyện tả chận cặn bã xã hội của Maxime Gorki, lên án đến mức độ làm tuyệt nọc đường đi xuống bọn thư lại. Cũng như Vũ Trọng Phụng tố cáo bọn xu nịnh, chính thế để đảm bảo đời sung sướng vật chất. Và muốn thế chỉ còn cách chà đạp nhân bản đồng chủng thấp cổ bé miệng.

Số Đỏ là truyện điển hình cho loại hoạt kê châm biếm. Ảnh hưởng sâu xa của Freud phơi bày ẩn ức tiềm tàng trong vấn đề sinh lý, cũng như ẩn ức xáo loạn. Có nhiều đoạn vô lý, nhưng dầu sao nhìn đại thể Số Đỏ vẫn là cuốn truyện giá trị châm biếm sâu sắc trong thời kỳ tự do tư tưởng bị hạn chế, mà Vũ Trọng Phụng đã vượt, lách được tạo thành văn phẩm với giọng văn phúng thích chính trị thật tuyệt vời! (pamphlet politique).

Đoạn tả Xuân Tóc Đỏ đánh quần vợt với Luang và Prabahol. Rồi Prabahol đuối tay trước cầu thủ xứ thuộc địa, Việt Nam trong thời Pháp thuộc, nên Thái Lan cho đó là một quốc sỉ đối với họ, định tâm dùng chiến tranh rửa hận. Tất nhiên Pháp sẽ thua thiệt quyền lợi, cho đến phút gay go nhất, Thống sứ đi tìm ông bầu Xuân Tóc Đỏ, bó buộc Xuân Tóc Đỏ phải để cho nhà vô địch Xiêm la thắng. Đoạn này vô cùng sâu sắc , gây công phẫn người đọc, phơi bày hãnh diện của người Pháp độc lập nhìn thấy bất công rồi kết luận bằng: “À bas Xuân. Aø Bas Xuân. Des explications”(65) . Nghệ thuật gây căm thù của Vũ Trọng Phụng đến cao độ (point culminant). Có khác gì gián tiếp định cho vai trò người Việt bị thống trị, nên không có quyền yêu cầu giải thích. Cách khơi lòng tự ái quốc gia được ông áp dụng triệt để ở đây.

Kết luận.

Léon Trotsky nhận định về giá trị văn chương của F.Dostoievskï cho rằng, đại văn hào Nga không là nhà văn cách mạng; viết về cuộc đời người làm cách mạng hay xúi giục phải làm cách mạng. Nhưng tác phẩm Dos. làm người đọc nhìn thấy sự đi xuống một chế độ đến ngày tàn lụi, không còn cương mục. Đó là ý tưởng của văn chương gián tiếp thúc đẩy cách mạng (pensée réactionnaire épileptique). Tôi muốn so sánh điểm này để kết luận vai trò và khả năng, sự nghiệp văn chương hiển hách của văn hào Vũ Trọng Phụng. Vũ Ngọc Phan, có lẽ vì lý do này, lý do kia; nên không thể phân tích được, hoặc thế này thế khác; cho rằng Vũ Trọng Phụng không phải nhà văn xã hội. Ý kiến này không cần phải tranh luận thêm thì đã rõ! Nhưng Vũ Ngọc Phan có câu nhận định này về Vũ Trọng Phụng thật xác đáng:

“… Đối với giàu sang, ông thường hằn học thường tả bằng những nét bút căm hờn…”

Nhắc những nhà văn xã hội tài hoa bậc nhất trong lịch sử văn chương Việt Nam tiền chiến; thì đó Vũ Trọng Phụng là một. Muốn biết rõ sinh hoạt xã hội thời thực dân thống trị, đủ loại giai cấp, không gì hơn đọc Giông Tố, đó là điều mà Tạ Thu Thâu ở Pháp hoạt động, không về nước vẫn biết được tình hình, sinh hoạt dân chúng qua Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thuộc loại pamphlet politique như đã nói ở trên. Ông góp vào lịch sử văn nghệ tiền chiến những hàng văn chương bất tử, bằng cả cuộc đời nghèo nàn khổ cùng của buổi sinh thời.



CÒN TIẾP ...

Trở lại : LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM - Kỳ thứ 13





© CẤM ĐĂNG TẢI LẠI NẾU KHÔNG CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ VÀ NEWVIETART .



TRANG CHÍNH TRANG THƠ ĐOẢN THIÊN TRUYỆN NGẮN NHẬN ĐỊNH