TÁC PHẨM
TÁC GIẢ







Huyền Viêm sinh năm 1930 tại Quảng Nam .

Hiện sống tại Sài Gòn - Nam Việt Nam.

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN :

.Thơ Mùa Chinh Chiến.
. Hạnh Ngộ.

Email: huyenviem@hcm.vnn.vn






THƠ


PHỐ HỘI TÌNH XA
THU XƯA HÀ NỘI
HAI MÙA PHƯỢNG
HUYỄN MỘNG
ĐÂU NHỮNG MÙA XUÂN ?
CHÙM THƠ XUÂN
CHÙM THƠ ĐẦU MÙA HẠ




BIÊN KHẢO


THÂM TÂM VỚI DANH TÁC “TỐNG BIỆT HÀNH”
CHUYỆN TÌNH CỦA TÔ ĐÔNG PHA
HAI CÁI CHUNG TÌNH
MỐI TÌNH THƠ NGUYỄN BÍNH – ANH ĐÀO

SAINT EXUPÉRY

PHI CÔNG HUYỀN THOẠI

DƯƠNG QUÍ PHI
Người Đẹp Làm Nghiêng Ngửa Nhà Đường

TỪ HY THÁI HẬU
NGƯỜI PHỤ NỮ LÀM SỤP ĐỔ CƠ NGHIỆP NHÀ THANH

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH
VÕ TẮC THIÊN, NỮ HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA TÀN ÁC VÀ DÂM ĐÃNG
VỀ HUẾ THĂM LĂNG
YẾN LAN VỚI BẾN MY LĂNG HUYỀN THOẠI
TÂY CŨNG HỌA THƠ
NGÀY XUÂN ĐỌC THƠ XUÂN ĐƯỜNG TỐNG
THƠ XUÂN CỦA ĐÔNG HỒ VÀ MỘNG TUYẾT
THIÊN TÌNH SỬ CỦA LỤC DU
TRẦN HUYỀN TRÂN , ĐÂY MỘT LOÀI HOA KHÁC HẢI ĐƯỜNG
CHUYỆN TÌNH CỦA LƯƠNG KHẢI SIÊU
QUANG DŨNG, THI SĨ TÀI HOA, LÃNG MẠN
TÌM XUÂN QUÁ MUỘN
QUANG DŨNG VÀ NHỮNG MỐI TÌNH
VẾT THƯƠNG LÒNG và BÌNH HOA VỠ
HÀN MẶC TỬ , rất hào hoa, rất phong vận : Người Thơ (*)
Thi sĩ ĐINH HÙNG, NGƯỜI LÀM THƠ TÌNH KIỆT XUẤT
TƯỞNG NHỚ NỮ SĨ MỘNG TUYẾT
TẬP THƠ CỞI MỞ VỚI HUYỀN CHI






































TẬP THƠ CỞI MỞ

VỚI HUYỀN CHI

T rước năm 1975, ở miền Nam, ngoài các nhà thơ lão thành Mộng Tuyết và Tương Phố, số nữ thi sĩ trẻ có tên tuổi rất hiếm. Những người được nhắc đến nhiều nhất có Minh Đức Hoài Trinh với ba thi phẩm Lang thang (Paris 1960) Mơ (1965) và Bài thơ cho ai (1974), Nhã Ca với tập Thơ Nhã Ca (1972), Nguyễn Thị Hoàng với hai tập thơ Sầu riêng (1960) và Sau phút đam mê (1963). Nguyễn Thị Hoàng vừa là thi sĩ vừa là văn sĩ. Cuốn tiểu thuyết Vòng tay học trò của cô gây xôn xao dư luận một thời và làm cho tác giả nổi tiếng vì chuyện kể về một cô giáo yêu người học trò của mình. Nguyễn Thị Hoàng còn có tiểu thuyết Tuổi Sài Gòn cũng gây xôn xao không kém. Ngoài ra, các nhà thơ nữ Tuệ Mai (ái nữ của cụ Á Nam Trần Tuấn Khải), Cao Thị Vạn Giả và Tôn Nữ Hoàng Hoa cũng có nhiều thơ đăng báo và chiếm được cảm tình của bạn đọc.

Bên cạnh đó còn có nhà thơ nữ Huyền Chi với tập thơ Cởi mở (1952) rất được giới mày râu chú ý. Thi phẩm Cởi mở trình bày cái nhân sinh quan lãng mạn của một thiếu nữ vừa mới bước chân đến ngưỡng cửa cuộc đời đã gặp “mấy mùa ly loạn”. Chúng ta hãy hình dung một cô gái sống bơ vơ giữa đô thị Sài Gòn trong thời chiến tranh thì sẽ hiểu rõ cái tâm trạng của Huyền Chi. Tâm trạng buồn bã đó cũng là tâm trạng của một số thanh niên nam nữ lúc bấy giờ (*) :

Bơ vơ quá giữa kinh thành,

Có ai may áo viễn hành nữa đâu.

Lạc loài từ độ xa nhau,

Đường phai dấu cũ nhạt màu thời gian.

Ở đây nhung lụa bạc vàng,

Trăm màu xa mã, muôn ngàn phồn hoa.

Giá băng cạn chén quan hà,

Giang hồ chỉ có mình ta với người.

. . . . . . . . . . . . . .

Có trăm cánh gió điên cuồng

Về đây giữa lúc phố phường tối đen.

Dập dìu ong bướm đua chen,

Riêng mình ta chẳng người quen, lạ nhà.

Lạc loài giữa xứ tha ma,

Sống bơ vơ quá nghĩa là thế thôi !

(Lạc loài)

Huyền Chi còn có bài thơ Thuyền Viễn Xứ được Phạm Duy phổ nhạc, trong đó có nhiều câu hay :

Chiều nay sương khói lên khơi,

Thuỳ dương rũ bến tơi bời.

Làn mây hồng pha ráng trời,

Sóng Đà giang thuyền qua xứ người.

....Nhìn về đường cố lý,

Cố lý xa xôi.

Đời nhịp sầu lỡ bước,

Bước hoang mang rồi.

....Mịt mờ sương khói lên hương,

Lũ thuỳ dương rủ bóng ven sông.

Chiều nay trên bến muôn phương

Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường.

Thơ Huyền Chi viết rất chân thành nên khá hay và chiếm được cảm tình của bạn đọc. Là một người con gái – bấy giờ Huyền Chi mới ngoài hai mươi tuổi – mà tập thơ mang nhan đề “Cởi Mở” nên được các nam văn thi sĩ đặc biệt chú ý, do đó có những bài văn, bài thơ trêu cợt đăng trên các báo, mục đích để đùa vui chứ không có ác ý gì. Riêng thi sĩ Trúc Khanh viết bài thơ tặng Huyền Chi là tương đối nghiêm túc hơn cả và khá hay. Bài thơ ấy như sau :

TÂM SỰ

Tặng HUYỀN CHI, tác giả tập thơ CỞI MỞ

Tâm sự bao phen rồi? CỞI MỞ,

Niềm đau nghẹn nói, mắt ai xanh?

Tháng năm ví biết đời đen bạc

Cười lớn mà đi giữa thị thành.

Không nói không rằng : chuyện núi sông,

Mà nghe như đã chết trong lòng.

Trên trang giấy trắng đời trinh bạch,

Nét chữ ân tình rất thủy chung.

Thuở ấy xa rồi, xa lắm lắm,

Thương hờ nhớ hão thế thì thôi !

Sắt son ai giữ mà son sắt,

Ai nhớ mà thương đến trọn đời?

Ngày xưa giai nhân buồn thơ vàng,

Bây giờ người đẹp sầu mang mang.

Bây giờ người đẹp rưng rưng lệ,

Ngày mai ai làm thơ sang ngang?

Người ạ ! Ngày xưa Trưng Nữ Vương,

Sáu lăm thành rợp tiếng loa vang.

Anh thư từ đó dòng ngân sử,

Oán hận bây giờ sóng Hát giang.

Ta đọc thơ người xao xuyến lạ,

Thuyền ai viễn xứ đã ra khơi.

Thuyền ai căng buồm lên chơi vơi,

Thuyền ta trôi theo dòng mây trời.

Biết mấy cô đơn mộng hững hờ,

Giận đời phím lẻ để ly tơ.

Ai cười tiễn biệt thơm nhung lụa?

Ai khóc tương phùng lạnh ý thơ?

Ai nửa đời hoa chinh khách nhỉ?

Trăng vàng giãi nhạt mộng thê nhi.

Bên song liễu rũ màu khuê các,

Chinh khách coi thường thế thịnh suy.

Ta nửa đời trai chua xót quá !

Ba mươi tuổi lạnh nghiệp văn thơ.

Công danh chưa thắm, duyên chưa đẹp,

Buồn đến không xoay được thế cờ.

Ta bỗng cười ta trông tịch mịch,

Canh khuya tỉnh mộng lắng hồn nghe.

Tự nhiên hốt hoảng như cuồng sĩ,

Lại thấy thơ hiu hắt bốn bề.

Ta sợ vô cùng thơ Tống Biệt,

Bạn bè bao kẻ cứ… Kinh Kha.

Hôm nay ta tiễn, mai ai tiễn

Ta nhỉ?…. Quan tài nuốt mất ta !

Ta sợ không gian đến nhỡ nhàng,

Bước chân rón rén của thời gian.

Từng thu lá úa rơi từng lá,

Từng lá đi theo chết tuổi vàng.

Là hão HUYỀN thôi đấy ! Nhớ thương,

Phương CHI đời đã lỡ mùa hương.

Say? – Không. Nhớ? – Chẳng. Sầu? – Đâu có !

Ta vẫn cười trong bụi phố phường.

Gác lạnh, tàn mùa Hoa Phượng

Năm Quý Tỵ (1953)

TRÚC KHANH

Không thấy phản ứng từ phía Huyền Chi. Mới đó mà đã hơn nửa thế kỷ rồi !

_________________________________________________

(*) Minh Huy – Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam.





© CẤM ĐĂNG TẢI LẠI NẾU KHÔNG CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ .



TRANG CHÍNH TRANG THƠ CHUYỂN NGỮ TRUYỆN NGẮN NHẬN ĐỊNH