THƠ & NHẠC ĐOẢN VĂN TRUYỆN NGẮN BIÊN DỊCH HỘI HỌA ÂM NHẠC KỊCH NGHỆ ẤN PHẨM LIÊN KẾT


VIỆT VĂN MỚI
TÁC GIẢ & TÁC PHẨM


 



TIẾNG ĐÀN
ĐI CÙNG NĂM THÁNG

Giữa nhịp sống sôi động của thủ đô Hà Nội, ở một góc trầm lắng của Hội trường B nhà A cung văn hoá Việt-Xô vẫn thường xuyên vang lên những cung bậc diệu kỳ của cây lục huyền cầm. Đó là câu lạc bộ guitar cổ điển Hà Nội, nơi thu hút đông đảo khán giả, đủ các thành phần. Được thành lập từ năm 1987 và là cánh chim hàng đầu của guitar cổ điển mà bắt đầu được tạo dựng bởi các nghệ sỹ guitar nổi tiếng như: Hải Thoại, Tạ Tấn, Văn Phúc, Quang Tôn, Quang Vinh...

Hơn hai mươi năm qua biết bao nhiêu thăng trầm, mà có lúc tưởng chừng phải đóng cửa Câu lạc bộ vì không thể duy trì một cách phi lợi nhuận. Các chương trình hầu hết không bán vé, số tiền ủng hộ của khán giả sẽ được chuyển đến Hội chữ thập Đỏ và quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. Những người làm quản lý tổ chức, đến các nghệ sỹ tham gia biểu diễn hoàn toàn không hề có lương hoặc được nhận catse. Vậy tiền đâu để tổ chức các chương trình? Các thành viênCLB đều phải tự bở tiền túi ra để làm chương trình. Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng bằng niềm say mê, và tình yêu mãnh liệt với âm nhạc, các nghệ sỹ đã nắm chặt tay nhau, tìm cách khắc phục. Đến nay, đã có trên 800 hội viên, với nhiều nghệ sỹ chuyên nghiệp, cũng có cả những nghệ sỹ nghiệp dư, đến những bạn chỉ đơn giản là vì đam mê cây đàn.

Đây cũng là một câu lạc bộ có thường xuyên có những hoạt động, buổi biểu diễn thành công tạo được dư luận tốt cho công chúng. Năm 2005 CLB tổ chức chương trình “Guitar xoa dịu nỗi đau chiến tranh”, đến năm 2006 có chương trình: “Âm nhạc và lòng nhân ái”. Năm nay chương trình “Tiếng đàn đi cùng năm tháng” diễn ra từ tháng 4 đến tháng 5.

Không chỉ với mục đích xã hội hoá âm nhạc, thúc đẩy phong trào thưởng thức âm nhạc cổ điển trong giới trẻ, gióp phần nâng cao đời sống văn hoá tình thần, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các bạn sinh viên. Mà đây cũng là cuộc hội ngộ giữa hai thế hệ: Nghệ sĩ ưu tú Văn Vượng và nghệ sỹ guitar trẻ: Nguyễn Phương Hà, Lương Xuân Thịnh, Việt Dũng... Họ tuy khác nhau về tuổi tác nhưng họ lại có chung một niềm đam mê, tình yêu với cây đàn guitar.

Nghệ sĩ ưu tú Văn Vượng: Là một trong những nghệ sĩ tài hoa, một tấm gương sáng trong lao động sáng tạo nghệ thuật, hơn nửa thế kỷ chơi đàn, NSƯT Văn Vượng đã có trên 5.000 buổi biểu diễn, và sáng tác chuyển soạn hàng trăm tác phẩm nhạc không lời dành cho đàn guitar.

Lương Xuân Thịnh: Tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội năm 2002, từ 2003-2006 anh theo học tại trường Âm nhạc đương đại Atla (Paris), chuyên ngành đào tạo nghệ sĩ biểu diễn. Anh đã từng đạt giải ban nhạc xuất sắc năm 2002 tại đại nhạc hội guitar Việt Nam. Năm 2002 anh tham gia festival âm nhạc tại Phần Lan và tham gia các hoạt động âm nhạc tại Pháp… Với 3 tác phẩm viết cho guitar được thể hiện qua một số phong cách: Summer time (jazz với phong cách guitar tự do); Một nét giai điệu Flamenco; Mambo (một điệu nhảy Latin pha trộn tiết tấu và kỹ thuật chơi guitar tự do)

Nghệ sĩ trẻ Nguyễn Phương Hà là người đã quá quen thuộc với những người yêu âm nhạc nói chung, guitar nói riêng. Đến với guitar từ nhỏ, là một gương mặt guitar quen thuộc trên các sân khấu nghệ thuật, nghệ sĩ trẻ Phương Hà được đánh giá là một trong những tài năng guitar trẻ Việt Nam. Năm 1997, anh đạt giải tư trong cuộc thi “tài năng guitar trẻ toàn quốc” được tổ chức tại TP Hồ chí minh. Năm 2002 anh là một trong 10 cây guitar xuất sắc tại đại nhạc hội guitar Việt Nam lần thứ nhất. Hiện anh cũng là Chủ tịch CLB Guitar cổ điển Hà Nội.

Chỉ với cây đàn guitar các nghệ sỹ đã làm tái hiện những âm thanh cồng chiêng, những điệu múa tình yêu trong cơn mưa rừng, được thể hiện qua sự biến đổi âm thanh độc đáo và đầy biểu cảm với những thủ pháp gõ vào thùng đàn. Cùng kỹ thuật tạo âm mô phỏng các nhạc cụ dân tộc Việt nam, như đàn bầu, đàn tranh, đàn T’rưng

Những buổi biểu diễn như thế, bao giờ cũng đông khán giả, chưa một chương trình nào mà khán giả ở lại đến phút chót của chương trình. Tôi tin rằng những khán giả đến đây đã có những giây phút thư giãn và có một môi trường để tìm hiểu dòng nhạc cổ điển



DIỄN BÌNH

 



THƠ & NHẠC ĐOẢN VĂN TRUYỆN NGẮN BIÊN DỊCH HỘI HỌA ÂM NHẠC KỊCH NGHỆ ẤN PHẨM LIÊN KẾT